lcp

Top 5+ thuốc điều trị tiểu đêm hiệu quả lên đến 95%

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Tất tần tật thông tin về thuốc điều trị bệnh tiểu đêm, các thuốc này được bác sĩ tiết niệu sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đêm cho kết quả 95% hết bệnh

3. Cách điều trị tiểu đêm

Do tác động từ thuốc: Nên sử dụng thuốc sớm hơn vào ban ngày.

Do chứng ngưng thở khi ngủ: Khuyến nghị thăm khám các chuyên gia về giấc ngủ hay bác sĩ tim mạch.

Do bệnh lý: Có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu…Các trường hợp tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ thuyên giảm khi bệnh được kiểm soát tốt.

4. Cách phòng ngừa đi tiểu đêm

4.1 Chế độ ăn uống

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Tránh sử dụng thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cà phê, trà…

Hạn chế ăn mặn, ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…

Tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ

Uống nước lọc đầu tiên vào buổi sáng khi bụng đói, nó sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất độc và làm loãng axit trong thận giúp hạn chế sỏi thận

4.2 Thói quen ngủ

Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ

Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trước khi đi ngủ

Ngoài ra, nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. 

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc. Không được phép tự ý mua và dùng thuốc.

Không được tự ý kết hợp các loại thuốc Đông Y với nhau để điều trị bệnh. Chỉ dùng đúng thang thuốc do bác sĩ kê đơn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Khi gặp bất kì triệu chứng bất thường, ngừng sử dụng và tới cơ sở thăm khám.

Bổ sung dưỡng chất và thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học để quá trình điều trị đạt được hiệu quả.

6. Nhóm thuốc Desmopressin

Đây là nhóm thuốc chứa các hormone ADH - hormone quyết định việc tiểu ít hay nhiều. Nếu quá ít ADH sẽ khiến nước tiểu bị loãng, mất quá nhiều qua thận và dẫn tới bệnh lý tiểu nhiều lần. Nếu có nhiều hormone ADH, nước tiểu sẽ được giữ lại, người bệnh tiểu ít và khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn.

Loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp tiểu đêm do tiểu niệu - nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng tiểu nhiều về đêm.

7. Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn hormone acetylcholine và làm giãn cơ trơn bàng quang. Từ đó có khả năng phòng ngừa các cơn co thắt ở bàng quang - nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu đêm.

Sử dụng nhóm thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như buồn ngủ, tim đập nhanh, táo bón. 

8. Thuốc chẹn Alpha 1

Có tác dụng cản trở sự tăng trương lực cơ trơn của bàng quang, làm giảm hoạt động co cơ trơn để ức chế cảm giác muốn đi tiểu. Ngoài ra, thuốc cũng thúc đẩy quá trình giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt.

9. Nhóm thuốc Antimuscarinic

Nhóm thuốc ngăn chặn quá trình phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang. Từ đó, tần suất đi tiểu cả ngày và đêm được điều tiết về mức hợp lý.

10. Nhóm thuốc Androgen

Nhóm thuốc Androgen còn được gọi là kháng 5-Alpha, cơ chế hoạt động là ức chế sự phát triển của các tế bào tiền liệt tuyến. Ngăn chặn sự phì đại dẫn tới chèn ép bàng quang, tắc nghẽn niệu đạo. Từ đó giúp người bệnh tiểu tiện thuận lợi, dễ dàng hơn, giảm thiểu số lần đi tiểu cả ngày lẫn đêm.

11. Một số loại thuốc trị tiểu đêm

11.1 Thuốc Desmopressin

Điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo nhạt nguyên nhân do thiếu hụt vasopressin hoặc do gặp phải các chấn thương hay phẫu thuật vùng tuyến yên.

Thuốc giúp kiểm soát sự gia tăng cơn khát và đi tiểu quá nhiều và giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Thuốc cũng được sử dụng để kiểm soát đái dầm ban đêm ở trẻ em. Làm giảm tần suất đi tiểu ở trẻ em và làm giảm số lần đái dầm.

Liều dùng:

  • Đái tháo nhạt:

Người lớn và trẻ em: liều điều trị khởi đầu uống 0.1mg x 3 lần/ngày

  • Đái dầm ban đêm: 

Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, uống 0.2mg vào buổi tối trước khi đi ngủ, chỉ khi cần mới tăng liều tới 0.4mg

Lưu ý khi dùng thuốc: 

Trẻ em nên hạn chế uống nước sau bữa ăn tối, đặc biệt là 1 giờ trước khi uống thuốc desmopressin đến sáng hôm sau, hoặc ít nhất là 8 giờ sau khi uống thuốc. Nếu trẻ thức dậy vào ban đêm, hạn chế lượng nước mà trẻ uống.

Cần hạn chế uống nước và các chất lỏng khác.

Không sử dụng thuốc đối với những người bị suy tim và những trường hợp khác cần điều trị bằng các thuốc lợi niệu

Không nên sử dụng đối với những người có độ tuổi trên 65 và bị tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch

Đối với những người người mắc bệnh đái tháo nhạt, đái nhiều, khát nhiều mà phải đi kèm phẫu thuật hoặc chấn thương vùng đầu nên kiểm soát thể tích nước tiểu và áp lực thẩm thấu trong quá trình điều trị với thuốc Desmopressin

11.2 Thuốc Tolterodine

Với thành phần là Tolterodine Tartrate có 2 dạng bào chế:

  • Viên nén bao phim: 1mg, 2mg
  • Viên nang phóng thích kéo dài: 2mg, 4mg

Thuốc dùng để điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ hoặc tăng tần suất và tiểu gấp có thể xảy ra ở những bệnh nhân có hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.


Liều dùng:

  • Cho người bị són tiểu:

Liều ban đầu: Uống 2mg x 2 lần/ngày (thuốc viên nén) hoặc 4mg/lần/ngày (thuốc viên nang phóng thích kéo dài).

Liều duy trì: Uống 1 - 2mg x 2 lần/ngày (thuốc viên nén) hoặc 2 - 4mg/lần/ngày (thuốc viên nang phóng thích kéo dài) tùy theo mức độ dung nạp và đáp ứng của người bệnh.

  • Cho người đi tiểu liên tục:

Liều ban đầu: Uống 2mg x 2 lần/ngày (thuốc viên nén) hoặc 4mg/lần/ngày (thuốc viên nang phóng thích kéo dài).

Liều duy trì: Uống từ 1 - 2mg x 2 lần/ngày (thuốc viên nén) hoặc 2 - 4mg/lần/ngày (thuốc viên nang phóng thích kéo dài) tùy theo đáp ứng cũng như mức dung nạp của người bệnh.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Thận trọng trong các trường hợp tắc nghẽn đường ra bàng quang đáng kể có nguy cơ bí tiểu, hẹp môn vị, suy thận, bệnh thần kinh tự chủ, thoát vị đĩa đệm, nguy cơ giảm nhu động đường tiêu hóa.

Nhịp tim chậm

Rối loạn điện giải như hạ kali máu, hạ natri máu, hạ calci máu

Chống chỉ định trong trường hợp như bí tiểu, tăng nhãn áp góc hẹp không kiểm soát, bệnh nhược cơ, viêm loét đại tràng nặng, phình đại tràng nặng

11.3 Thuốc Alfuzosin 10mg

Tác động trực tiếp trên cơ trơn tuyến tiền liệt, làm giảm tắc nghẽn ở cổ bàng quang và giảm áp lực niệu đạo. So với các thuốc khác cùng tác dụng, Alfuzosin có tác dụng giảm bí tiểu mà ít ảnh hưởng đến huyết áp.

Liều dùng: 10mg x 1 lần/ngày ngay sau bữa ăn tối để tăng hấp thu thuốc. 


Lưu ý:

Thận trọng khi dùng chung với thuốc Tadalafil, Sildenafil… đặc biệt ở người lớn tuổi.

Thuốc tác dụng tốt nhất khi dùng cùng với thức ăn, không nên uống Alfuzosin khi dạ dày trống vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Không được đè hoặc nhai viên nén khi dùng thuốc vì có thể giải phóng thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

11.4 Thuốc Oxybutynin

Hoạt chất là Oxybutynin 5mg được chỉ định trong trường hợp đi tiểu quá nhiều lần, đi tiểu không tự chủ được, không kiềm chế được vì những rối loạn ở bàng quang do thần kinh. Và chỉ định cho đái dầm đêm ở trẻ em trên 5 tuổi

Liều dùng: 

  • Người lớn: 5mg x 2 - 3 lần/ngày (viên nén phóng thích ngay lập tức) hoặc 5mg x 1 lần/ngày (viên nén phóng thích kéo dài)
  • Trẻ em 5 - 9 tuổi: 2.5mg x 3 lần/ngày
  • Trẻ em 9 - 12 tuổi: 5mg x 2 lần/ngày
  • Trẻ em 12 tuổi trở lên: 5mg x 3 lần/ngày

Lưu ý khi dùng thuốc: 

Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi 

Viên nén tác dụng kéo dài không được nhai, nghiền hoặc làm vỡ mà phải nuốt nguyên cả viên, uống vào cùng một thời gian mỗi ngày và không phụ thuộc vào bữa ăn.

Sử dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, nha chu hoặc bệnh nấm Candida miệng do giảm hoặc ức chế tiết nước bọt. Thường xuyên kiểm tra răng miệng khi điều trị lâu dài.

Không sử dụng thuốc cho trường hợp thường xuyên đi tiểu đêm do bệnh tim hoặc thận

11.5 Thuốc Dutasteride 

Thành phần thuốc là dutasteride 0.5mg điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. Thuốc hoạt động bằng cách giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Giúp giảm các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt như khó khăn trong việc tiểu, dòng nước tiểu yếu, và sự cần thiết phải đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp (kể cả lúc nửa đêm).

Liều dùng: 0.5mg x 1 lần/ngày

Lưu ý:

  • Có thể mất 3 - 6 tháng để các triệu chứng được cải thiện
  • Không dùng thuốc cho trẻ em
  • Thành phần thuốc khi rò rỉ có thể được hấp thụ qua da. Vì vậy, cần rửa vùng bị ảnh hưởng ngay lập tức bằng xà phòng và nước nếu có tiếp xúc với da
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Thuốc ảnh hưởng đến xét nghiệm máu tìm PSA (kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt), đôi khi được sử dụng để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
  • Có thể gây phì đại vú và gây đau
  • Khó xuất tinh, giảm lượng tinh dịch tiết ra khi quan hệ tình dục. Điều này có thể vẫn tiếp tục sau khi ngừng thuốc

Tiểu đêm là tình trạng gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn. Sử dụng những loại thuốc Medigo đã viết ở trên có thể hiệu quả trong thời gian ngắn điều trị. Bạn cần chẩn đoán xác định và tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ trong khẩu phần hàng ngày. Chế độ vận động thường xuyên, khoa học cũng góp phần cải thiện tình trạng.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm