lcp

Tinh dầu hồi là gì? Tác dụng của tinh dầu hồi đối với sức khỏe

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Đỗ Thái Phương Ngọc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Y học cổ truyền - phục hồi chức năng

Tinh dầu hồi được chiết xuất từ cây hồi, có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Trong bài viết dưới đây, hãy Medigo cùng tìm hiểu về tác dụng của trà có màu đỏ nâu, hương vị đậm đà này thật chi tiết nhé!

1. Thông tin chung về cây đại hồi

Cây đại hồi, tên khoa học là Illicium verum, là một loài cây thuộc họ Illiciaceae. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

Ở nước ta, cây hồi được trồng nhiều ở các vùng núi như Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Ninh. Cây đại hồi là một cây thân gỗ với chiều cao từ 6 đến 10 mét. Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục và có mùi thơm đặc trưng. Hoa của cây đại hồi có hình sao và có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả của cây có hình dạng giống sao nhưng có màu nâu đỏ khi chín.

tinh dầu hồi

Cây đại hồi được sử dụng rộng rãi trong đời sống

Trong đó, quả đại hồi được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và đồ uống, như trong nấu ăn, làm mứt, nước uống giải khát và rượu. Còn tinh dầu từ quả cây đại hồi cũng được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

2. Tinh dầu hồi hay tinh dầu hoa hồi là gì?

Tinh dầu hồi (hay còn được gọi là tinh dầu hoa hồi) là một loại tinh dầu được chiết xuất từ hoa hồi (Illicium verum). 

Tinh dầu hồi có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. 

Loại tinh dầu được sử dụng như một gia vị trong nấu ăn, trong sản xuất đồ uống, và cũng được dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền.

tinh dầu hồi

Tinh dầu hồi có mùi thơm thảo dược đặc trưng

3. Tinh dầu hồi có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Là một vị thuốc, tinh dầu hồi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể bao gồm:

3.1 Kháng khuẩn

Tinh dầu hồi chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn. Một số thành phần chính trong tinh dầu hồi bao gồm trans-anethole, estragole, methyl chavicol và các hợp chất khác như limonene, linalool, Camphene và alpha-pinene. 

Các thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn gây bệnh như: Trực khuẩn subtilis, Candida albicans.

Salmonnella typhi, Tụ cầu khuẩn vàng.

3.2 Kháng nấm

Tinh dầu hồi (tinh dầu hoa hồi) đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng kháng nấm hiệu quả. Một số loại nấm mà tinh dầu hồi có thể kháng lại bao gồm nấm Candida và một số loại nấm gây bệnh khác. 

Nguyên nhân là do trong tinh dầu hồi có chứa thành phần trans-anethole, estragole và các hợp chất khác có khả năng chống lại sự phát triển và sinh sản của các loại nấm này. 

tinh dầu hồi

Tinh dầu hồi giúp kháng nấm bệnh

3.3 Chống virus

Trong tinh dầu hồi có chứa một số thành phần có khả năng chống virus. Một trong những thành phần chính là axit shikimic, một hợp chất được tìm thấy trong tinh dầu hồi. 

Và Axit shikimic đã được chứng minh có khả năng chống lại một số loại virus, bao gồm cả virus gây bệnh như herpes simplex và influenza, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus.

3.4 Liệu pháp mùi hương

Tinh dầu hồi cũng được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để mang lại một trải nghiệm thú vị hơn với hương thơm đặc trưng từ thảo dược.

Sử dụng tinh dầu hồi cũng có thể giúp thư giãn tinh thần và làm dịu căng thẳng. Tóm lại, tinh dầu hồi không chỉ mang lại hương thơm thú vị mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.

3.5 Chống oxy hóa

Trong tinh dầu hồi có chứa thành phần chính gồm trans-anethole, estragole, linalool, limonene và alpha-pinene. Đây đều là những chất chống oxy hóa, khả năng loại bỏ các gốc tự do, ức chế quá trình peroxy hóa lipid và ngăn chặn sự biến tính của protein. 

Bên cạnh đó, tinh dầu hồi còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích và tăng cường nhu động ruột hoạt động và tốt cho cơ quan hô hấp.

3.6 Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhờ vào khả năng kích thích enzym lipase giúp phân giải chất béo trong thức ăn, tinh dầu hồi giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường quá trình tiêu hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón.

3.7 Tác dụng giảm đau

Một tác dụng tuyệt vời của tinh dầu hồi đối với sức khỏe nữa đó là giảm đau có cơ thể. Bạn có thể dùng tinh dầu hồi để xoa nhẹ vùng bị tổn thương, đau nhức.

Nếu bạn hữu ích đối với những người thường xuyên gặp đau lưng, đau xương khớp, đau toàn thân hoặc đau đầu thì có thể dùng dầu massage mỗi ngày để giảm bớt các cơn đau nhức.

3.8 Trị các bệnh ngoài da

Nếu bạn bị bệnh ngoài da đơn giản như nấm hay eczema thì có thể dùng tinh dầu hoa hồi để trị bệnh. Đây là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp lượng dầu vào vùng da bị ngứa, bị đỏ khoảng 1-2 lần mỗi ngày.

3.9 Trị vết thương ngoài da bầm tím

Bị ngoài da bầm tím là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Nếu như bạn không may va chạm, té ngã nhẹ và có vết bầm này thì có thể dùng tinh dầu hồi để cải thiện.

Bạn có thể thoa tinh dầu lên khu vực bị bầm, không bị hở da để đánh tan các vết máu tụ và cơn đau nhanh chóng.

3.10 Giúp tinh thần thư giãn

Bạn đang tìm kiếm một liệu pháp thư giãn, xả stress đơn giản tại nhà thì hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu hồi.

Chỉ cần một chiếc máy khuếch tán tinh dầu, bạn đã có thể tận hưởng không gian một cách thoải mái. Cách này giúp bạn vừa thanh lọc cơ thể, vừa làm sạch môi trường vô cùng hiệu quả.

3.11 Làm sạch da mặt

Một tác dụng từ tinh dầu hoa hồi mà các chị em không thể bỏ qua đó chính làm giúp làm sạch da. Bạn có thể xông mặt với tinh dầu và nước ấm từ 1-2 lần mỗi tuần để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và làm sạch lỗ chân lông. 

Cách này không chỉ giúp da mặt của bạn được vệ sinh tối ưu mà còn hạn chế tình trạng mụn, da sần sùi.

4. Gợi ý sử dụng tinh dầu hồi đơn giản

Để sử dụng tinh dầu hồi tốt cho sức khỏe, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

4.1 Xông hơi với tinh dầu hồi

Xông hơi với tinh dầu hồi là phương pháp thư giãn hiệu quả. Xông hơi không chỉ làm sạch da mà còn giúp bạn làm thông mũi và giảm cảm giác mệt mỏi. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên xông tinh dầu với liều lượng vừa phải và xông khoảng 2-3 lần trong tuần.

tinh dầu hồi

Xông hơi với tinh dầu hồi

4.2 Sử dụng sản phẩm chăm sóc cơ thể chứa tinh dầu hồi

Hiện nay, tinh dầu hồi đã được các nhà sản xuất nến thơm, sáp thơm, xà phòng nghiên cứu và điều chế đưa vào sản phẩm của mình.

Do đó, nếu bạn yêu thích mùi hương này cũng có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc cơ thể có chứa chiết xuất này.

4.3 Khuếch tán

Nếu bạn thích thư giãn trong không gian với mùi tinh dầu hồi thì có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu để nó lan tỏa trong không gian rộng. Việc này sẽ giúp không gian phòng được thơm tho, bạn cũng cảm thấy thoải mái nghỉ ngơi hơn.

4.4 Dùng ngoài da

Bạn cũng có thể hòa tan vài giọt tinh dầu với nước sạch rồi xịt vào các vị trí hay vật dùng khác để tạo mùi hương. Medigo khuyến khích bạn nên pha loãng tinh dầu hoa hồi với chất nền như dầu dừa, dầu jojoba … trước khi xoa bóp hỗn hợp lên cơ thể.

Bạn cũng có thể kết hợp tinh dầu này với những loại tinh dầu khác như hoàng đàn, tinh dầu cam ngọt… để thư giãn, massage cơ thể.

4.5 Uống tinh dầu

Nếu bạn bị đau bụng, cảm lạnh thì có thể uống tinh dầu để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Hãy pha tinh dầu nguyên chất với nước ấm để làm loãng tinh dầu trước khi uống và bạn sẽ cảm thấy vùng bụng thoải mái hơn.

5. Lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu hồi?

Khi sử dụng tinh dầu hồi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình:

  • Không nên sử dụng tinh dầu hồi trực tiếp lên da mà nên pha loãng với một số loại dầu khác trước khi sử dụng để tránh kích ứng da.
  • Tránh để dầu tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu tinh dầu hồi tiếp xúc với mắt, hãy rửa kỹ bằng nước sạch và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần.
  • Tránh sử dụng tinh dầu hồi trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trừ khi được sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đặt nơi tránh ánh nắng trực tiếp và không nên cho trẻ em tự ý sử dụng tinh dầu
  • Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất 
  • Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng tinh dầu hồi, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Tinh dầu hồi là loại tinh dầu tốt cho sức khỏe và giúp thư giãn tinh thần hiệu quả. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm