lcp

Giải đáp: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không?

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Thuốc giảm đau bụng kinh không còn xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Với công dụng giảm nhanh các cơn đau, đây là lựa chọn được nhiều chị em tin dùng trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhưng có nhiều người lại lo ngại về việc sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản ở nữ giới. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không? Hãy cùng Medigo app tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không

Hình ảnh: Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. 

  • Đau bụng kinh nguyên phát (đau tự nhiên) là cơn đau tự nhiên của cơ thể do quá trình co bóp tử cung để tống máu ra ngoài. Trước mỗi kỳ kinh nguyệt, nữ giới sẽ tiết ra một lượng hormone Prostaglandin. Hormone này sẽ làm tăng co bóp nội mạc tử cung và gây co các mạch máu nhỏ nội mạc tử cung để đẩy máu ra bên ngoài. Ở một số người, lượng Prostaglandin tăng sinh bất thường gây ra tình trạng đau bụng dữ dội. 
  • Đau bụng kinh thứ phát (đau bất thường) là hiện tượng đau bụng kinh dữ dội và kéo dài hơn bình thường. Đây là biểu hiện bất thường của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng kinh thứ phát như do đặt vòng tránh thai, do thói quen ăn uống không hợp lý, cũng có thể đó là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến tử cung ở nữ giới,.... 

2. Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

2.1 Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không

Hình ảnh: Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

Có nhiều cách khác nhau để làm dịu cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, cách giảm đau nhanh và tiết kiệm thời gian nhất là sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh. 

Giống với các thuốc giảm đau thông thường, thuốc giảm đau dùng trong thời kỳ kinh nguyệt giúp làm dịu nhanh chóng các cơn đau co thắt ở bụng dưới, giảm tình trạng đau bụng dữ dội ở nữ giới. 

2.2 Cơ chế và phân loại của thuốc giảm đau bụng kinh

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng kinh nguyên phát là do hormone Prostaglandin tăng bất thường gây co bóp mạnh tử cung. Chính vì vậy mà các thuốc giảm đau bụng kinh trên thị trường hiện nay chủ yếu hoạt động theo 2 cơ chế: ức chế quá trình tổng hợp hormone Prostaglandin và giãn cơ tử cung.

Trên thị trường, thuốc giảm đau bụng kinh được chia làm 4 nhóm, gồm:

  • Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) - một nhóm thuốc giảm đau hiệu quả, được sử dụng nhiều trong y học. Thuốc NSAIDs sau khi vào cơ thể sẽ ức chế quá trình tiết Prostaglandin của cơ thể. Qua đó giúp người dùng giảm nhanh các cơn đau trung bình và mạnh do co bóp tử cung gây ra. Nhưng có một lưu ý quan trọng khi sử dụng NSAIDs đó là nhóm thuốc này gây kích ứng dạ dày nếu dùng trong thời gian dài. Chính vì vậy mà chống chỉ định dùng NSAIDs cho  người bị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày,..
  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: là nhóm thuốc gồm các hoạt chất như Hyoscine, Alverin,.. có tác dụng làm giãn cơ tử cung, giảm cơn đau do co thắt tử cung gây ra.
  • Thuốc nội tiết hormone sinh dục nữ hay còn gọi là thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai hàng ngày có thành phần chính là hormone Progesterone và Estrogen. Sự gia tăng của các hormone sinh dục nữ khiến nang trứng kém phát triển qua đó ngăn ngừa quá trình trứng rụng, giảm sự phát triển của niêm mạc tử cung, giảm lượng hormone Prostaglandin trong cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai hàng ngày vì nó sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng xấu tới cơ thể nữ giới.
  • Thuốc giảm đau Paracetamol. Đây là thuốc quá quen thuộc với nhiều người không chỉ với chị em phụ nữ khi đến tháng. paracetamol thường được dùng cho các cơn đau nhẹ hoặc trung bình trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm bớt cảm giác đau nhức. 

2.3 Một số thuốc giảm đau bụng kinh trên thị trường

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không

Hình ảnh: Một số thuốc giảm đau bụng kinh hiện nay

Một số thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến trên thị trường hiện nay như:

  • Paracetamol - thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi. Thuốc sẽ giúp người dùng giảm nhanh các cơn đau nhẹ hoặc trung bình trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là sản phẩm giảm đau được dùng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.
  • Gofen 400 màu xanh - thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. Với thành phần chính là Ibuprofen, Gofen 400 giúp giảm nhanh các cơn đau bụng kinh mức độ mạnh. Tuy nhiên, là một thuốc nhóm NSAIDs, Gofen 400 chống chỉ định dùng cho người có các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng, men gan cao,...
  • Thuốc trị đau bụng kinh Hyoscinum thuộc nhóm chống co thắt hướng cơ. Thuốc thường được chỉ định dùng trong cơn đau trung bình. Hyoscinum được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên. Không dùng thuốc này cho người mắc các bệnh glaucoma, rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt,..
  • Alverin - thuốc chống co thắt tử cung. Chứa hoạt chất chính là Alverin citrat, Alverin được coi là một thuốc giảm đau bụng kinh nhanh, hiệu quả dành cho chị em phụ nữ nhờ cơ chế ức chế co thắt tử cung gây ra bởi Acetylcholin. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định cho bệnh nhân bị huyết áp thấp.

3. Uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Thuốc giảm đau bụng kinh mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây ra tác động xấu tới cơ thể. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh thuốc giảm đau bụng kinh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng vô sinh, song nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất cân bằng nội tiết tố nữ bên trong cơ thể,... Để tình trạng rối loạn kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Chính vì vậy, chị em phụ nữ không nên lạm dụng các thuốc giảm đau. Thay vào đó, chị em nên áp dụng các cách giảm đau bụng kinh khác như chườm ấm, uống nhiều nước ấm, dùng miếng dán giữ nhiệt,...  

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh mang lại cho người dùng khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người dùng cần lưu ý:

  •  Không nên tùy ý sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh. Người dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất. 
  • Sử dụng đúng liều, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng gặp phải tình trạng bất thường như sốt cao, khó thở, đau tức ngực,... cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
  • Nên phối hợp sử dụng các phương pháp khác để làm giảm cơn đau như chườm ấm, massage bụng với gừng tươi, uống nước ấm thay vì nước lạnh, tập thể dục thường xuyên,...
  • Ngoài ra, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để được kiểm tra, phát hiện kịp thời các bệnh phụ khoa như các bệnh về tử cung, buồng trứng,.. 

Trên đây là thông tin về thuốc giảm đau bụng kinh và tác động của chúng đến cơ thể người dùng. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm