Mỡ máu cao rất dễ gây nguy hiểm cho tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu các loại thuốc hạ mỡ máu hiệu quả để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Vậy loại thuốc giảm mỡ máu nào an toàn và được bác sĩ khuyên dùng? Hãy cùng theo dõi cùng Medigo ngay dưới đây!
Giới thiệu về mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng rất dễ gặp trong đời sống hiện đại do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà đây còn là tác nhân trực tiếp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Định nghĩa mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng cholesterol xấu (LDL - Lipoprotein tỷ trọng thấp) và chất béo trung tính (triglycerides) trong máu tăng cao hơn bình thường. Chất béo bám vào thành mạch dẫn tới mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mặc dù vậy nhưng rất khó để phát hiện mỡ máu vì hầu hết các trường hợp sẽ không có triệu chứng gì cụ thể ở giai đoạn đầu. Chỉ khi gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đi xét nghiệm máu mới phát hiện. Trường hợp mỡ máu rất cao sẽ có nhiều triệu chứng dễ nhận biết hơn:
Chất béo tích tụ quanh khớp và gân, tạo nên các khối màu vàng dưới da.
U xuất hiện trong góc mắt, hoặc có vòng cung màu trắc ở giác mạc.
Mỡ máu cao thường âm thầm xuất hiện mà ít có triệu chứng cụ thể
Nguyên nhân gây ra mỡ máu cao
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng mỡ trong máu, cụ thể như:
Chế độ ăn uống nạp vào quá nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, thịt heo, sữa, trứng, bơ...
Tiêu thụ các chất béo chuyển hóa hàm lượng cao như đồ hộp, bánh ngọt, đồ chiên, nước có ga...
Lười vận động khiến LDL-C tăng và giảm HDL-C tốt của máu.
Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân khiến hàm lượng cholesterol xấu cao
Hút thuốc, rượu bia, đồ uống có cồn cũng khiến tăng LDL xấu.
Một số người mắc bệnh lý cũng có nguy cơ cao hơn như: bệnh thận, tiểu đường, bệnh gan, đa nang buồng trứng, rối loạn hoạt động tuyến giáp, lupus....
Nguyên nhân thứ phát từ di truyền, trong gia đình có người thân bị mỡ máu thì nguy cơ mắc cũng cao hơn.
Do tuổi tác và giới tính, nữ giới ở tuổi mãn kinh thường có nguy cơ mỡ máu cao hơn.
Tác hại của mỡ máu cao
Tình trạng tăng mỡ máu dẫn tới mảng bám hình thành bên trong mạch máu hay còn được gọi là xơ vữa động mạch. Nếu kéo dài càng lâu, mảng bám càng dày khiến mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn tới nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tắc mạch máu, gây ra cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Biến chứng viêm tụy: Hàm lượng triglyceride tăng làm tuyến tụy bị viêm và kèm theo các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy...
Tai biến mạch máu não: Xơ vữa động mạch ngăn chặn sự lưu thông máu lên não, dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não.
Cao huyết áp: Các cục máu đông cản trở và làm mạch máu dần bị thu hẹp, dẫn đến tăng áp suất trong mạch máu và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Chức năng gan suy yếu: Gan không còn thực hiện tốt các chức năng, dẫn tới gan nhiễm mỡ và các bệnh gan khác.
Mỡ máu cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Các phương pháp điều trị mỡ máu cao
Khi đã được chẩn đoán mỡ máu cao, người bệnh sẽ được hướng dẫn theo một phác đồ điều trị cụ thể, có sự kết hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu
Thuốc giảm mỡ máu (hay còn gọi là hạ lipid máu) bao gồm các thành phần có khả năng giảm cholesterol trong máu, nhờ đó giảm lipid máu, cân bằng các chỉ số cholesterol và hạn chế các nguy cơ bệnh tim mạch và cả đột quỵ.
Hiện nay các loại thuốc giảm mỡ máu được chia thành nhiều nhóm như: nhóm Statins, nhóm Niacin (axit nicotinic), nhóm Fibrat, nhóm Ezetimibe, nhóm Resin... Hầu như đều là thuốc kê đơn và được tư vấn sử dụng đơn độc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Điều trị không dùng thuốc
Ngoài dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ra, người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao:
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, giảm lượng chất béo bão hòa, tăng chất xơ, thay bằng thực phẩm chứa omega-3 trong khẩu phần ăn.
Bỏ thuốc lá cùng các chất kích thích vì chúng có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục, vận động thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Duy trì cân nặng lý tưởng, giữ BMI trong khoảng 18,5-24,9 để hạn chế nguy cơ mỡ máu tăng.
Điều trị mỡ máu cao nên kết hợp cả dùng thuốc và thay đổi lối sống
Các loại thuốc hạ mỡ máu
Như đã nói ở trên, có những nhóm thuốc hạ mỡ máu thường được khuyên dùng, và các loại thuốc giảm mỡ máu cũng chia thành 3 loại sau:
Thuốc giảm mỡ máu từ giảm cholesterol
Điển hình có nhóm Statins: Thường được chỉ định dùng để giảm LDL-C bằng cách ngăn chặn gan tạo ra chúng. Ngoài ra còn có tác dụng giảm triglyceride, tăng HDL-C, tăng cường chức năng niêm mạc mạch máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, giảm viêm nội mạc, giảm dính tiểu cầu hạn chế mảng bám. Chống chỉ định với phụ nữ có thai, bệnh suy gan, suy thận.
Nhóm Ezetimibe: Giúp ức chế hấp thu cholesterol vào máu. Từ đó giúp giảm tích tụ cholesterol tại gan đồng thời giảm cholesterol toàn phần. Nhóm này thường được dùng với các trường hợp thừa cân béo phì, hỗ trợ ăn kiêng giảm mỡ. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận.
Nhóm Resin: Có tác dụng giảm cholesterol xấu bằng cách gắn kết với axit dịch mật. Tuy nhiên nhóm này chỉ giúp giảm LDL-C và tăng HDL-C chứ không ảnh hưởng mấy đến nồng độ triglyceride. Chống chỉ định với bệnh nhân có triglyceride tăng cao.
Nhóm Niacin (axit nicotinic): Một loại vitamin B3 (B3 và PP) có tác dụng hạ mỡ máu nhờ ức chế gan sản sinh lipoprotein. Đồng thời giúp giảm triglyceride, tăng HDL-C và giảm LDL-C. Niacin thường được kết hợp với statin hoặc dùng cho trường hợp người bệnh không dung nạp statin. Nhóm này chống chỉ định với bệnh nhân Gout, loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh gan nặng.
Thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin
Thuốc hạ mỡ máu bằng cách giảm triglyceride
Điển hình là dẫn xuất Fibrat với tác dụng là giảm lượng triglyceride từ 40-60%, giảm LDL-C và tăng HDL-C. Hoạt động dựa trên cơ chế kích thích quá trình oxy hóa axit béo, hạn chế sản sinh chất béo trung tính từ đó cân bằng chỉ số cholesterol máu. Nhóm này thường được chỉ định trong các trường hợp Triglyceride máu tăng rất cao. Tuy nhiên chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, bệnh nhân gan, suy thận.
Axit béo không bão hòa và omega-3: Thành phần DHA và EPA giúp giảm lượng triglyceride khá hiệu quả. Đồng thời giúp tăng nồng độ HDL-C vừa phải. Kết hợp tốt với nhóm Fibrat trong trường hợp điều trị tăng triglyceride. Tuy nhiên cần thận trọng với người bị dị ứng.
Thuốc hạ mỡ máu nhờ tăng HDL cholesterol (tốt)
Nhóm Statin bên cạnh việc giảm được LDL xấu thì cũng góp phần nhỏ giúp tăng HDL trong máu.
Nhóm Niacin (axit nicotinic) có hiệu quả tăng HDL-C từ 15-35%. Sử dụng từ liều thấp rồi tăng liều dần và cần lượng niacin cao để tăng được mức HDL. Tác dụng phụ của nhóm này là cảm giác đỏ da, mẩn ngứa, buồn nôn.
Fibrat cũng là nhóm có thể tăng lượng HDL, giảm nguy cơ tim mạch được sử dụng.
Chất ức chế vận chuyển CETP giúp tăng nồng độ HDL-C, tuy nhiên hiệu quả kiểm chứng vẫn chưa rõ ràng.
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
Vì thế, thay vì muốn tăng HDL-C tốt lên thì cách giảm LDL-C sẽ dễ thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. Các bác sĩ cũng lựa chọn giảm LDL là mục tiêu chính khi điều trị rối loạn mỡ máu.
Lựa chọn thuốc hạ mỡ máu phù hợp
Để đảm bảo quá trình điều trị có kết quả tốt, trước khi chọn thuốc giảm mỡ máu cần chú ý tới những vấn đề sau:
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Đầu tiên cần biết rõ giới tính, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh chính để có phương hướng giải quyết. Sau đó, theo dõi các chỉ số LDL-C, triglyceride, HDL-C trong máu thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh. Tìm hiểu kĩ về tiền sử bệnh, các bệnh nền kèm theo để có phác đồ điều trị phù hợp.
Tính hiệu quả của thuốc
Ở giai đoạn nhẹ, một nhóm thuốc cũng có thể đáp ứng hiệu quả với cơ thể. Tuy nhiên, giai đoạn nặng hơn cần có sự phối hợp giữa 2 hoặc nhiều nhóm thuốc để gia tăng kết quả điều trị.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ, bao gồm cả thuốc hạ mỡ máu. Vì thế, nếu gặp tình trạng phản ứng phụ với thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại thuốc khác phù hợp với thể trạng.
Mua Online thuốc hạ mỡ máu tại nhà thuốc 24h Medigo App
Giờ đây bạn đã có thể đặt ngay thuốc hạ Lipid máu trên App MEDIGO để được giao thuốc ngay trong 30 phút mà không cần phải ra tiệm thuốc. Quá tiện lợi và dễ dàng cho người dùng .
Ship trong 30 phút, miễn phí ship trong 3 giờ.
>10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cơ thể... đa dạng lựa chọn.
Đội ngũ trình dược viên dày dặn kinh nghiệm tư vấn miễn phí 24/7.
Hệ thống nhà thuốc Medigo khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Đảm bảo chất lượng thuốc và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
Câu hỏi thường gặp
Các loại thuốc hạ mỡ máu nào được bán tại Medigo App?
Hiện Medigo App đang có hơn 150 loại thuốc hạ mỡ máu được các bác sĩ khuyên dùng dành cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
Tôi có thể tự mua thuốc trị mỡ máu cao hay cần tư vấn từ bác sĩ?
Thuốc hạ lipid máu cần có sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng.
Thuốc hạ mỡ máu có tác dụng phụ không?
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, tuy nhiên nếu dùng đúng cách sẽ hạn chế được những tác dụng phụ ấy.
Tôi có cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt khi dùng thuốc hạ mỡ máu?
Chế độ ăn khoa học là bước hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Thuốc điều trị cao mỡ máu có giảm cân không?
Thuốc hạ lipid máu chỉ giảm nồng độ chất béo xấu trong cơ thể, muốn giảm cân cần kết hợp với luyện tập và ăn uống lành mạnh.
Tôi nên sử dụng thuốc hạ mỡ máu trong bao lâu?
Theo chỉ định của bác sĩ, không nên ngưng thuốc đột ngột, cũng không nên uống quá liều.
Tôi có thể sử dụng thuốc hạ mỡ máu đồng thời với các loại thuốc khác không?
Có thể nếu có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Cách dùng thuốc giảm mỡ máu như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, phối hợp thêm lối sống lành mạnh và luyện tập hợp lý.
Thuốc điều trị mỡ máu cao có thể được sử dụng cho trẻ em không?
Không dùng cho trẻ em.
Tôi có cần thay đổi liều lượng thuốc hạ mỡ máu khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập luyện?
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng thuốc.
Bên cạnh sử dụng thuốc hạ mỡ máu, người bệnh cần theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên để phòng ngừa biến chứng. Kết hợp thêm chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý mỡ máu.
Để đặt thuốc giao nhanh, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Mỡ máu cao rất dễ gây nguy hiểm cho tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu các loại thuốc hạ mỡ máu hiệu quả để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Vậy loại thuốc giảm mỡ máu nào an toàn và được bác sĩ khuyên dùng? Hãy cùng theo dõi cùng Medigo ngay dưới đây!
Giới thiệu về mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng rất dễ gặp trong đời sống hiện đại do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà đây còn là tác nhân trực tiếp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Định nghĩa mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng cholesterol xấu (LDL - Lipoprotein tỷ trọng thấp) và chất béo trung tính (triglycerides) trong máu tăng cao hơn bình thường. Chất béo bám vào thành mạch dẫn tới mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mặc dù vậy nhưng rất khó để phát hiện mỡ máu vì hầu hết các trường hợp sẽ không có triệu chứng gì cụ thể ở giai đoạn đầu. Chỉ khi gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đi xét nghiệm máu mới phát hiện. Trường hợp mỡ máu rất cao sẽ có nhiều triệu chứng dễ nhận biết hơn:
Chất béo tích tụ quanh khớp và gân, tạo nên các khối màu vàng dưới da.
U xuất hiện trong góc mắt, hoặc có vòng cung màu trắc ở giác mạc.
Mỡ máu cao thường âm thầm xuất hiện mà ít có triệu chứng cụ thể
Nguyên nhân gây ra mỡ máu cao
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng mỡ trong máu, cụ thể như:
Chế độ ăn uống nạp vào quá nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, thịt heo, sữa, trứng, bơ...
Tiêu thụ các chất béo chuyển hóa hàm lượng cao như đồ hộp, bánh ngọt, đồ chiên, nước có ga...
Lười vận động khiến LDL-C tăng và giảm HDL-C tốt của máu.
Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân khiến hàm lượng cholesterol xấu cao
Hút thuốc, rượu bia, đồ uống có cồn cũng khiến tăng LDL xấu.
Một số người mắc bệnh lý cũng có nguy cơ cao hơn như: bệnh thận, tiểu đường, bệnh gan, đa nang buồng trứng, rối loạn hoạt động tuyến giáp, lupus....
Nguyên nhân thứ phát từ di truyền, trong gia đình có người thân bị mỡ máu thì nguy cơ mắc cũng cao hơn.
Do tuổi tác và giới tính, nữ giới ở tuổi mãn kinh thường có nguy cơ mỡ máu cao hơn.
Tác hại của mỡ máu cao
Tình trạng tăng mỡ máu dẫn tới mảng bám hình thành bên trong mạch máu hay còn được gọi là xơ vữa động mạch. Nếu kéo dài càng lâu, mảng bám càng dày khiến mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn tới nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tắc mạch máu, gây ra cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Biến chứng viêm tụy: Hàm lượng triglyceride tăng làm tuyến tụy bị viêm và kèm theo các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy...
Tai biến mạch máu não: Xơ vữa động mạch ngăn chặn sự lưu thông máu lên não, dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não.
Cao huyết áp: Các cục máu đông cản trở và làm mạch máu dần bị thu hẹp, dẫn đến tăng áp suất trong mạch máu và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Chức năng gan suy yếu: Gan không còn thực hiện tốt các chức năng, dẫn tới gan nhiễm mỡ và các bệnh gan khác.
Mỡ máu cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Các phương pháp điều trị mỡ máu cao
Khi đã được chẩn đoán mỡ máu cao, người bệnh sẽ được hướng dẫn theo một phác đồ điều trị cụ thể, có sự kết hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu
Thuốc giảm mỡ máu (hay còn gọi là hạ lipid máu) bao gồm các thành phần có khả năng giảm cholesterol trong máu, nhờ đó giảm lipid máu, cân bằng các chỉ số cholesterol và hạn chế các nguy cơ bệnh tim mạch và cả đột quỵ.
Hiện nay các loại thuốc giảm mỡ máu được chia thành nhiều nhóm như: nhóm Statins, nhóm Niacin (axit nicotinic), nhóm Fibrat, nhóm Ezetimibe, nhóm Resin... Hầu như đều là thuốc kê đơn và được tư vấn sử dụng đơn độc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Điều trị không dùng thuốc
Ngoài dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ra, người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao:
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, giảm lượng chất béo bão hòa, tăng chất xơ, thay bằng thực phẩm chứa omega-3 trong khẩu phần ăn.
Bỏ thuốc lá cùng các chất kích thích vì chúng có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục, vận động thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Duy trì cân nặng lý tưởng, giữ BMI trong khoảng 18,5-24,9 để hạn chế nguy cơ mỡ máu tăng.
Điều trị mỡ máu cao nên kết hợp cả dùng thuốc và thay đổi lối sống
Các loại thuốc hạ mỡ máu
Như đã nói ở trên, có những nhóm thuốc hạ mỡ máu thường được khuyên dùng, và các loại thuốc giảm mỡ máu cũng chia thành 3 loại sau:
Thuốc giảm mỡ máu từ giảm cholesterol
Điển hình có nhóm Statins: Thường được chỉ định dùng để giảm LDL-C bằng cách ngăn chặn gan tạo ra chúng. Ngoài ra còn có tác dụng giảm triglyceride, tăng HDL-C, tăng cường chức năng niêm mạc mạch máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, giảm viêm nội mạc, giảm dính tiểu cầu hạn chế mảng bám. Chống chỉ định với phụ nữ có thai, bệnh suy gan, suy thận.
Nhóm Ezetimibe: Giúp ức chế hấp thu cholesterol vào máu. Từ đó giúp giảm tích tụ cholesterol tại gan đồng thời giảm cholesterol toàn phần. Nhóm này thường được dùng với các trường hợp thừa cân béo phì, hỗ trợ ăn kiêng giảm mỡ. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận.
Nhóm Resin: Có tác dụng giảm cholesterol xấu bằng cách gắn kết với axit dịch mật. Tuy nhiên nhóm này chỉ giúp giảm LDL-C và tăng HDL-C chứ không ảnh hưởng mấy đến nồng độ triglyceride. Chống chỉ định với bệnh nhân có triglyceride tăng cao.
Nhóm Niacin (axit nicotinic): Một loại vitamin B3 (B3 và PP) có tác dụng hạ mỡ máu nhờ ức chế gan sản sinh lipoprotein. Đồng thời giúp giảm triglyceride, tăng HDL-C và giảm LDL-C. Niacin thường được kết hợp với statin hoặc dùng cho trường hợp người bệnh không dung nạp statin. Nhóm này chống chỉ định với bệnh nhân Gout, loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh gan nặng.
Thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin
Thuốc hạ mỡ máu bằng cách giảm triglyceride
Điển hình là dẫn xuất Fibrat với tác dụng là giảm lượng triglyceride từ 40-60%, giảm LDL-C và tăng HDL-C. Hoạt động dựa trên cơ chế kích thích quá trình oxy hóa axit béo, hạn chế sản sinh chất béo trung tính từ đó cân bằng chỉ số cholesterol máu. Nhóm này thường được chỉ định trong các trường hợp Triglyceride máu tăng rất cao. Tuy nhiên chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, bệnh nhân gan, suy thận.
Axit béo không bão hòa và omega-3: Thành phần DHA và EPA giúp giảm lượng triglyceride khá hiệu quả. Đồng thời giúp tăng nồng độ HDL-C vừa phải. Kết hợp tốt với nhóm Fibrat trong trường hợp điều trị tăng triglyceride. Tuy nhiên cần thận trọng với người bị dị ứng.
Thuốc hạ mỡ máu nhờ tăng HDL cholesterol (tốt)
Nhóm Statin bên cạnh việc giảm được LDL xấu thì cũng góp phần nhỏ giúp tăng HDL trong máu.
Nhóm Niacin (axit nicotinic) có hiệu quả tăng HDL-C từ 15-35%. Sử dụng từ liều thấp rồi tăng liều dần và cần lượng niacin cao để tăng được mức HDL. Tác dụng phụ của nhóm này là cảm giác đỏ da, mẩn ngứa, buồn nôn.
Fibrat cũng là nhóm có thể tăng lượng HDL, giảm nguy cơ tim mạch được sử dụng.
Chất ức chế vận chuyển CETP giúp tăng nồng độ HDL-C, tuy nhiên hiệu quả kiểm chứng vẫn chưa rõ ràng.
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
Vì thế, thay vì muốn tăng HDL-C tốt lên thì cách giảm LDL-C sẽ dễ thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. Các bác sĩ cũng lựa chọn giảm LDL là mục tiêu chính khi điều trị rối loạn mỡ máu.
Lựa chọn thuốc hạ mỡ máu phù hợp
Để đảm bảo quá trình điều trị có kết quả tốt, trước khi chọn thuốc giảm mỡ máu cần chú ý tới những vấn đề sau:
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Đầu tiên cần biết rõ giới tính, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh chính để có phương hướng giải quyết. Sau đó, theo dõi các chỉ số LDL-C, triglyceride, HDL-C trong máu thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh. Tìm hiểu kĩ về tiền sử bệnh, các bệnh nền kèm theo để có phác đồ điều trị phù hợp.
Tính hiệu quả của thuốc
Ở giai đoạn nhẹ, một nhóm thuốc cũng có thể đáp ứng hiệu quả với cơ thể. Tuy nhiên, giai đoạn nặng hơn cần có sự phối hợp giữa 2 hoặc nhiều nhóm thuốc để gia tăng kết quả điều trị.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ, bao gồm cả thuốc hạ mỡ máu. Vì thế, nếu gặp tình trạng phản ứng phụ với thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại thuốc khác phù hợp với thể trạng.
Mua Online thuốc hạ mỡ máu tại nhà thuốc 24h Medigo App
Giờ đây bạn đã có thể đặt ngay thuốc hạ Lipid máu trên App MEDIGO để được giao thuốc ngay trong 30 phút mà không cần phải ra tiệm thuốc. Quá tiện lợi và dễ dàng cho người dùng .
Ship trong 30 phút, miễn phí ship trong 3 giờ.
>10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cơ thể... đa dạng lựa chọn.
Đội ngũ trình dược viên dày dặn kinh nghiệm tư vấn miễn phí 24/7.
Hệ thống nhà thuốc Medigo khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Đảm bảo chất lượng thuốc và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
Câu hỏi thường gặp
Các loại thuốc hạ mỡ máu nào được bán tại Medigo App?
Hiện Medigo App đang có hơn 150 loại thuốc hạ mỡ máu được các bác sĩ khuyên dùng dành cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
Tôi có thể tự mua thuốc trị mỡ máu cao hay cần tư vấn từ bác sĩ?
Thuốc hạ lipid máu cần có sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng.
Thuốc hạ mỡ máu có tác dụng phụ không?
Bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, tuy nhiên nếu dùng đúng cách sẽ hạn chế được những tác dụng phụ ấy.
Tôi có cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt khi dùng thuốc hạ mỡ máu?
Chế độ ăn khoa học là bước hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Thuốc điều trị cao mỡ máu có giảm cân không?
Thuốc hạ lipid máu chỉ giảm nồng độ chất béo xấu trong cơ thể, muốn giảm cân cần kết hợp với luyện tập và ăn uống lành mạnh.
Tôi nên sử dụng thuốc hạ mỡ máu trong bao lâu?
Theo chỉ định của bác sĩ, không nên ngưng thuốc đột ngột, cũng không nên uống quá liều.
Tôi có thể sử dụng thuốc hạ mỡ máu đồng thời với các loại thuốc khác không?
Có thể nếu có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Cách dùng thuốc giảm mỡ máu như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, phối hợp thêm lối sống lành mạnh và luyện tập hợp lý.
Thuốc điều trị mỡ máu cao có thể được sử dụng cho trẻ em không?
Không dùng cho trẻ em.
Tôi có cần thay đổi liều lượng thuốc hạ mỡ máu khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập luyện?
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng thuốc.
Bên cạnh sử dụng thuốc hạ mỡ máu, người bệnh cần theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên để phòng ngừa biến chứng. Kết hợp thêm chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý mỡ máu.
Để đặt thuốc giao nhanh, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.