lcp

Top 7 bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ NHỤC QUẾ

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Đỗ Thái Phương Ngọc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Y học cổ truyền - phục hồi chức năng

Nhục quế là một loại thảo dược được sử dụng trong y học truyền thống. Đây là vị thuốc quan trọng trong điều trị nhiều bệnh như đau đầu, đau bụng, ho, viêm họng, đau khớp, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và nhiều chứng bệnh khác. Trong bài viết dưới đây, hãy Medigo cùng tìm hiểu về nhục quế có tác dụng gì.

1. Nhục quế là gì? 

Nhục quế hay còn gọi là quế nhục là phần vỏ và thân của cây quế khi được tách ra và chế biến. Nhục quế có tên khoa học là Cortex Cinnamomi. Đây là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực và cũng là một vị thuốc quen thuộc trong y học Việt Nam. 

Nhục quế có màu nâu đỏ và có mùi thơm đặc trưng. Quế nhục có vị cay, ngọt thường được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh sốt, chống co giật, chống tắc nghẽn mạch, chống tắc huyết khối. Bên cạnh đó còn có tính chống viêm, kháng khuẩn tốt.

nhục quế

Nhục quế là gì

2. Giá trị dinh dưỡng của nhục quế

Giá trị và thành phần hóa học chủ yếu trong Nhục quế bao gồm

  • Cinnamaldehyde chiếm 75 – 90%
  • Phenyl Propyl Acetate Tannin
  • Cynnamyl Acetate
  • Calci Oxalat 
  • Chất nhầy
  • Chất nhựa
  • Coumarin
  • Tanin
  • Đường

3. Công dụng của nhục quế

Nhục quế có tác dụng gì đối với sức khỏe? Theo y học cổ truyền, thảo dược này có công dụng lợi can phế khí, bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết, bổ nguyên dương, tiêu ấm và tráng dương mệnh môn.

nhục quế

Công dụng của nhục quế

Đối với y học hiện đại, tác dụng của quế nhục đối với sức khỏe gồm:

  • Tăng cường sức đề kháng: kích thích hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và ợ nóng.
  • Chống viêm: giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị viêm khớp, viêm họng và các vấn đề viêm nhiễm khác.
  • Hỗ trợ quản lý đường huyết: hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và hỗ trợ quản lý đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Tác dụng chống oxy hóa: Với nhiều chất chống oxy hóa, nhục quế giúp ngăn chặn sự tổn hại do gốc tự do và giúp bảo vệ tế bào khỏi quá trình lão hóa.
  • Hỗ trợ giảm căng thẳng và căng thẳng tâm lý: có tác dụng thư giãn và có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và căng thẳng tâm lý.
  • Cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Quế nhục thường được chỉ định để điều trị các trường hợp như:

  • Suy thận dương, lạnh chi, đau thắt lưng, nhức mỏi khớp gối, bất lực và thường hay đi tiểu.
  • Dương hư ở tỳ thận dẫn đến bụng lạnh, kém ăn, đi ngoài phân lỏng.
  • Bế hàn ở kinh lạc gây đau thượng vị, đau bụng, đau lưng dưới, nhức mỏi cơ thể, rối loạn kinh nguyệt.
  • Điều trị nhọt mạn tính, sưng đau ghẻ lở.

4. Các bài thuốc điều chế từ nhục quế

Với tác dụng đa dạng của quế nhục, vị thuốc này thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Dưới đây là một số bài thuốc từ nhục quế giúp chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

nhục quế có tác dụng gì

Các bài thuốc điều chế từ nhục quế

4.1 Điều trị thận hư, tỳ vị hư hàn, tỳ thận dương hư gây đau bụng, tiêu chảy

Sử dụng bài thuốc Tam khí đơn gồm Nhục quế, Lưu hoàng, Can khương, mỗi vị 3 g, Chu sa 2 g, Hắc phụ tử 10 g. Chế thành viên hoàng và uống 2 lần, mỗi lần 3 g với nước sôi để ấm.

4.2 Chữa nhiễm độc Phụ tử

Sử dụng Quế nhục 5-10 g ngâm nước, uống sau mỗi 5-15 phút. Bệnh nhân sẽ nôn và sau khoảng 15-30 phút các triệu chứng sẽ khỏi.

4.3 Điều trị bụng đau, đau bụng kinh do hư hàn

Dùng Quế nhục tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 3-4 g với nước ấm hoặc rượu ấm.

4.4 Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Sử dụng Nhục quế, Can khương, mỗi vị 5 g, Đương qui 12g, cam thảo 4g, thục địa 16 g. Bạn sắc thành thuốc và dùng uống trong ngày.

4.5 Điều trị viêm thận mạn tính, dương khí hư, chân tay lạnh, tiểu ít, chân sưng phù

Sử dụng Quế nhục 4g, Xa tiền tử, Can địa hoàng, mỗi vị 15 g, Phục linh, Ngưu tất, Sơn dược, Trạch tả, Đơn bì, mỗi vị 12 g, Phụ tử 10 g. Hãy tán tất cả thành bột mịn, gia thêm mật và uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 g.

tác dụng của quế nhục

Bài thuốc trị viêm thận từ nhục quế

4.6 Điều trị chân tay lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh

Sử dụng Nhục quế, Mộc hương, Đinh hương, mỗi vị 4 g, Can khương 6 g, Nhục đậu khấu, Phụ tử, mỗi vị 12 g, phục linh 8 g. Tán thành bột mịn và uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 12 g, uống với nước ấm.

4.7 Chữa ẩm lạnh, hành thủy, mụn nhọt sưng lâu, mụn độc hãm vào trong

Dùng Nhục quế 3 g, đương quy 10 g, Thược dược, Liên kiều, mỗi vị 8 g, Đảng sâm, Phục linh, Kim ngân hóa, tạo giác thích, mỗi vị 12 g, Triết bối 9 g, Sinh hoàng kỳ 16 g, Trần bì, Cam thảo, mỗi vị 4g, sinh khương 3 lát. Sắc thành thuốc và dùng uống trong ngày.

5. Một số lưu ý khi sử dụng

Khi dùng thảo dược nhục quế, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng nhục quế, chỉ nên dùng từ 2 đến 6g/ngày và 0.05 đến 5g/ngày đối với bột nhục quế. 
  • Không nên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc người có tình trạng âm hư dương thịnh. 
  • Sử dụng quế nhục trong thời gian dài và liều cao có thể gây nhức đầu và táo bón.
  • Tránh dùng cùng với xích thạch chỉ. 
  • Mặc dù nhục quế có nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe, nhưng cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng.

Nhục quế chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt trong điều trị bệnh như ho, cảm, đau nhức xương khớp… và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm