Thuốc giảm đau răng an toàn dành cho phụ nữ đang cho con bú
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Ảnh hưởng của đau răng và thuốc giảm đau răng với phụ nữ cho con bú
Tình trạng đau răng có nguy hiểm không, sẽ tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý hiện có. Trong đó người mẹ có thể gặp phải những vấn đề sau:
Mọc răng khôn: thời điểm mọc răng khôn (17-25 tuổi) ở người trưởng thành có thể trùng với thời điểm cho con bú. Răng khôn gây đau nhức, khiến mẹ khó chịu, có thể kèm theo sốt.
Sâu răng: gây ra hiện tượng đau nhức răng dai dẳng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể mẹ. Tiến triển nặng hơn, sâu răng có thể khiến viêm tủy, hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến mẹ mệt mỏi, stress
Viêm chân răng: bệnh lý này có thể dẫn tới áp xe răng nguy hiểm
Vậy thuốc giảm đau răng có ảnh hưởng tới phụ nữ cho con bú? Thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc đau răng có ảnh hưởng hưởng gì tới phụ nữ và trẻ đang bú mẹ. Bởi vì vậy, người mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết, ở liều dùng thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc giảm đau có thể dùng trong trường hợp đau răng, được xem là an toàn đối với mẹ và bé ở liều điều trị như Paracetamol, một số thuốc NSAID.
Tình trạng đau răng trong thời kỳ cho con bú ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của cả mẹ và bé
Phải luôn theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ bú mẹ bao gồm các triệu chứng buồn ngủ, khó chịu,… Ngoài ra, nên tránh các thuốc tác dụng kéo dài, phóng thích kéo dài và các dạng thuốc kết hợp. Luôn tuân thủ các khuyến cáo đối với những loại thuốc gặp nhiều vấn đề nhất.
2. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú
Khi bác sĩ đã cân nhắc giữa nguy cơ/lợi ích và chỉ định sử dụng thuốc, nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc uống 1 lần/ngày
Thời gian sử dụng là sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất hoặc trước khi cho bé đi ngủ.
3. Một số loại thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú an toàn
Khi mẹ gặp phải tình trạng đau răng khi đang cho con bú thì nên thăm khám trực tiếp nha sĩ để được tư vấn về các loại thuốc giảm đau răng có thể sử dụng trong giai đoạn này. Tùy vào mức độ đau nhức răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau với các loại thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú an toàn dưới đây:
Tùy vào mức độ đau nhức răng, bác sĩ sẽ chỉ định từng thuốc khác nhau, tới tùy liều dùng đối với từng bệnh nhân. Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng trong trường hợp này như sau:
- Paracetamol: là thuốc giảm đau được đánh giá an toàn trong thời kỳ cho con bú, vì theo ước tính, liều thuốc mà con nhận được qua sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng thuốc của người mẹ. Bên cạnh đó paracetamol còn được ưu tiên sử dụng cho trẻ em, người già với sự cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích.
- Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid NSAID: những lựa chọn ưu tiên là ibuprofen và Diclofenac. Liều vào so với liều dùng của mẹ đối với thuốc Ibuprofen là 0,65% và diclofenac là 1% ngay cả khi mẹ bỉm sử dụng liều cao.
Tổ chức Y tế thế giới WHO coi việc sử dụng không thường xuyên Aspirin cùng với liều thấp là tương thích với cho con bú. Liều cao Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ (là bệnh gan thoái hóa, tổn thương não cấp tính hầu như chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi). Aspirin là một thuốc phổ biến, tuy nhiên không khuyến cáo dùng Aspirin không khuyến cáo sử dụng thuốc này đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Bởi chúng ta có thể thay thế aspirin bằng những sự lựa chọn an toàn hơn.
Hội chứng Reye ở trẻ em
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú
Hiện chưa có nhiều thông tin về tác dụng của thuốc giảm đau răng đối với bé và mẹ trong thời gian cho con bú. Do đó, mẹ cần lưu ý những điều sau khi có ý định sử dụng thuốc giảm đau răng:
- Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ, ưu tiên liều thấp nhất, sử dung trong thời gian ngắn nhất
- Trong ngày, thời gian sử dụng thuốc là ngay sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất hoặc sau lần ăn cuối ngày trước khi trẻ ngủ.
- Tránh các thuốc kết hợp, thuốc có tác dụng kéo dài, ưu tiên sử dụng các loại thuốc uống một lần.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn có thể gặp phải ở trẻ bú mẹ.
- Nên tìm gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn cũng như cân nhắc sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú, tránh lạm dụng thuốc hay chọn thuốc không phù hợp, ảnh hưởng tới mẹ và bé.
5. Một số biện pháp giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú khác
Một số cách chữa đau răng cho bà mẹ cho con bú tại nhà
Chữa đau răng cho bà mẹ cho con bú tại nhà bao gồm các biện pháp đơn giản: Vệ sinh răng miệng đúng cách, bổ sung canxi và chất dinh dưỡng cần thiết, và một số biện pháp chữa trị đơn giản.
Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết tình trạng đau răng, mẹ bỉm sữa có thể xem xét một vài biện pháp dưới đây:
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng: chải răng đúng cách, súc miệng nước muối sinh lý sẽ giúp phòng ngừa các bệnh về răng miệng, bớt đau răng, làm sạch răng. Mẹ bỉm cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa, không nên dùng tăm để xỉa răng.
- Nhai lá trà xanh: thành phần Acid tannic, Florua, Catechin,... giúp bảo vệ răng, giảm ê buốt cho răng, từ đó giúp mẹ đỡ đau răng.
- Dùng tỏi chà lên răng: tỏi cũng có chứa Florua bảo vệ răng, giảm đau răng.
- Ngoài ra, để giảm thiểu khả năng bị đau răng trong thời gian cho con bú, người mẹ cũng nên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ dung các loại thức phẩm tốt cho răng và giàu canxi, hạn chế ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá quá chua cay, quá cứng và cần nhai nhiều để tránh kích thích răng. Các thức ăn đồ uống có ga chứa acid cũng cần hạn chế bớt vì có thể bào mòn bề mặt răng, hại men răng.
Medigo app vừa đưa ra thông tin về thuốc giảm đau răng an toàn cho phụ nữ trong thời gian cho con bú cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết giúp ích được cho mọi người, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa trong quá trình chăm sóc răng miệng khi con còn bé, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Đánh giá bài viết này
(13 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm