lcp

Top 5 thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Minh Bảo

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Khi bị nghẹt mũi, tắc mũi do chất nhầy, trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không thể tự loại bỏ các chất nhầy. Điều này khiến cho trẻ bị khó thở, khó chịu, quấy khóc,... Để giúp con loại bỏ chất nhầy, nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng các sản phẩm nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ lại lo lắng không biết nên chọn sản phẩm nào an toàn, hiệu quả. Hãy cùng Medigo app tìm hiểu về top 5 thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Tác dụng của thuốc nhỏ mũi

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Tác dụng của thuốc nhỏ mũi

Ở trẻ sơ sinh, các cung phản xạ chưa hoàn thiện nên khi trẻ gặp phải tình trạng tắc, nghẹt mũi do chất nhầy, trẻ không thể tự mình loại bỏ hay thở bằng miệng như người lớn. Cảm giác khó thở, tắc nghẽn ở đường thở khiến cho trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc,... Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng,... Các bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ. 

Thuốc nhỏ nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ giảm tình trạng tắc mũi, thông thoáng đường thở. Vệ sinh mũi cho trẻ, điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ,... 

2. Khi nào nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh 

thuốc nhỏ nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi nào nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Nên dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh khi thấy con có các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhỏ thông mũi cho trẻ sơ sinh phải dựa theo tình trạng bệnh mà trẻ gặp phải và hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa. 

Trên thị trường, thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh được chia thành 3 nhóm dựa trên mục đích sử dụng.

2.1 Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% 

Natri Clorid 0,9% hay còn gọi là nước muối sinh lý, đây là sản phẩm quá quen thuộc với nhiều người. Nước muối sinh lý sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi trẻ, giảm tình trạng tắc mũi giúp trẻ dễ thở hơn. Với thành phần chính là muối natri Clorid, nước muối sinh lý còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trong niêm mạc mũi của trẻ,... Cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm này để vệ sinh mũi cho con. 

2.2 Thuốc sát khuẩn trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ bị tắc, nghẹt mũi do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra, cha me cần cho bé dùng các sản phẩm xịt mũi, nhỏ mũi chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn. 

Cha mẹ lưu ý, chỉ cho con dùng các thuốc sát khuẩn khi có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi sát khuẩn cho con.

2.3 Thuốc làm co mạch, thông mũi cho trẻ 

Khi trẻ bị viêm mũi, sổ mũi, vùng niêm mạc mũi trẻ sẽ bị sưng đỏ làm thu hẹp đường thở khiến cho chất nhầy ở mũi trẻ dễ tắc nghẽn. Sau khi xịt/nhỏ thuốc co mạch cho trẻ, thuốc sẽ ngấm vào niêm mạc mũi khiến các mạch máu xung quanh co nhỏ, thu gọn các mô sưng. Đường thở của trẻ thông thoáng hơn, giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi của trẻ. 

Lưu ý, nhóm thuốc này được bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trong thời gian ngắn, dưới 7 ngày. Dùng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khiến trẻ dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.

3. Top 5 thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn 

Khi trẻ sơ sinh bị tắc, nghẹt mũi, cha mẹ có thể tham khảo top 5 thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi an toàn dưới đây. 

3.1 Buona Nebial 3% dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ an toàn

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Buona Nebial 3% dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ an toàn

Buona Nebial 3% là sản phẩm đến từ Ý, có thành phần chính là Natri Hyaluronate và dung dịch muối ưu trương 3%. Với các chị em thì không còn xa lạ gì với chất Natri Hyaluronate. Đây là một chất có khả năng giữ ẩm rất tốt. Kết hợp với tính kháng viêm nhẹ của muối đẳng trương, Buona Nebial 3% mang lại nhiều công dụng như giúp trẻ vệ sinh mũi, giữ ẩm cho mũi, làm loãng dịch nhầy mũi, giảm nghẹt mũi ở trẻ. Một điểm cộng của sản phẩm này đó là làm mềm được các cục gỉ mũi trong mũi trẻ, giúp trẻ thông thoáng đường thở hơn.

Ưu điểm:

  • Giữ ẩm tốt cho mũi trẻ.
  • Giúp trẻ vệ sinh mũi sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong niêm mạc mũi của trẻ.

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Giá bán một hộp 20 ống dung dịch nhỏ mũi Buona Nebial 3%: 225.000 VND. 

3.2 Thuốc nhỏ mũi Iliadin 0,01% cho bé bị sổ mũi, nghẹt mũi

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Thuốc nhỏ mũi Iliadin 0,01% cho bé bị sổ mũi, nghẹt mũi

Iliadin là thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi do công ty Dược phẩm Merck đến từ Singapore sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Oxymetazoline Hydrochloride và Benzalkonium Clorua. Thuốc có tác dụng làm co mạch, giảm sưng huyết cho trẻ trong các bệnh lý viêm mũi, dị ứng đường hô hấp,... Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp trẻ long đờm giảm khò khè, giảm tiết dịch nhầy mũi,  khai thông đường thở,... 

Ưu điểm

  • Làm dịu vùng niêm mạc mũi bị sưng đỏ của trẻ.
  • Giảm tình trạng sổ mũi, thông thoáng đường thở cho bé

Đối tượng sử dụng: 

  • Trẻ sơ sinh - trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Lưu ý khi sử dụng: Chỉ cho trẻ dùng 2 lần/ngày và không dùng sản phẩm quá 3 ngày liên tiếp. Nếu cha mẹ vẫn muốn cho con tiếp tục sử dụng, cần phải ngừng 2 ngày trước khi dùng tiếp. Điều này sẽ giúp con tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn của sản phẩm.

Một hộp Iliadin 0,01% 5ml có giá 190.000 VND.

3.3 Thuốc nhỏ mũi Otriven 0,025% dùng cho trẻ từ 0-2 tuổi

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Thuốc nhỏ mũi Otriven 0,025% dùng cho trẻ từ 0-2 tuổi

Otriven 0,025% được sản xuất bởi công ty GlaxoSmithKline đến từ Đức. Thành phần chính của Otriven là Xylometazolin Hydroclorid - chất gây co mạch bằng cách tác động lên màng nhầy niêm mạc mũi. Đây là chất được dùng trong các thuốc nhỏ mũi trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc cảm lạnh thông thường. Với hàm lượng Xylometazolin Hydroclorid 0,25mg, Otriven 0,025% dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. 

Ưu điểm:

  • Không gây kích ứng niêm mạc mũi trẻ.
  • Giúp thông thoáng đường thở, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ từ 0-2 tuổi bị các bệnh viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh

Chống chỉ định dùng Otriven cho trẻ:

  • Bị viêm xoang mãn tính.
  • Trẻ vừa phẫu thuật cắt bỏ tuyến tùng bằng mũi hoặc phẫu thuật màng não.
  • Trẻ dị ứng với thành phần của thuốc

Lưu ý, không cho trẻ dùng sản phẩm trong thời gian dài tránh gây ra tình trạng khô mũi, viêm xoang mạn tính. 

Một hộp 10ml Otriven 0,025% có giá 130.000 VND.

3.4 Xịt muối biển Sterimar Baby màu vàng của Pháp

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Đây là sản phẩm xịt phun sương dùng cho trẻ từ 0-3 tuổi. Sterimar Baby hỗ trợ dẫn lưu, giảm dịch nhầy trong mũi trẻ. Vì có thành phần chính là muối khoáng biển, Sterimar Baby cũng có khả năng loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi trẻ giúp trẻ tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng giúp trẻ giảm sưng huyết, khai thông đường thở tốt hơn.

Ưu điểm: 

  • Làm sạch mũi cho trẻ.
  • Áp lực phun sương nhẹ nhàng, phù hợp cho trẻ sơ sinh.
  • Dễ dàng sử dụng.

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ sơ sinh - dưới 3 tuổi.

Lưu ý, khi thời tiết trở lạnh, niêm mạc mũi của trẻ rất dễ bị kích thích và tổn thương khi thời tiết thay đổi. Vậy nên cha mẹ không nên cho trẻ dùng xịt khoáng Sterimar Baby quá nhiều. 

Giá một hộp Sterimar Baby màu vàng 50ml khoảng 106.000 VND.

3.5 Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho trẻ sơ sinh

thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Natri Clorid 0,9% cũng là một lựa chọn an toàn cho trẻ. Để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho con, cha mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ sơ sinh dùng Natri Clorid 0,9% hàng ngày. Điều này sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, trở nên khô rát, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn tấn công. Chính vì vậy, chỉ nên dùng Natri Clorid 0.9% rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/tuần.

Một lọ dung dịch nhỏ mũi Natri Clorid 0,9% cho trẻ sơ sinh có giá 5.500 VND.

4. Hướng dẫn cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh 

Khi cho trẻ dùng các sản phẩm thuốc nhỏ mũi, cha mẹ cần hết sức chú ý nhỏ mũi đúng cách tránh gây ngạt cho con. Dưới đây là các bước hướng dẫn cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn cách nhỏ thuốc mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành nhỏ mũi cho trẻ, cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay khô.
  • Bước 2: Lót khăn giấy hoặc khăn vải mềm ở dưới cổ trẻ.  
  • Bước 3: Để trẻ ở tư thế nằm, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé sang 1 bên. Đưa đầu ống thuốc nhỏ mũi vào một bên mũi của trẻ. Lưu ý trẻ vẫn đang ở tư thế nghiêng đầu qua 1 bên và không đưa vào sâu.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng bóp cho thuốc nhỏ giọt vào thành bên của mũi trẻ. Bóp đúng số lượng cần thiết.
  • Bước 5: Để giúp ngẫm thuốc tốt hơn, cha mẹ có thể dùng một ngón tay xoa nhẹ lên cánh mũi của trẻ vài lần.

Trong trường hợp cha mẹ muốn vệ sinh mũi cho trẻ tại nhà:

  • Bước 1: Chuẩn bị thêm một tờ khăn giấy. Bo góc nhọn tờ giấy sao cho đút vừa lỗ mũi trẻ.  
  • Bước 2-5 tiến hành tương tự như trên. Thay thuốc nhỏ mũi bằng các ống nước muối sinh lý bình thường.
  • Bước 6: Dùng khăn giấy đã bo đầu nhọn luồn vào trong mũi trẻ để lấy dịch nhầy mũi ra ngoài. Lau sạch nước mũi cho trẻ.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Khi cho con dùng thuốc nhỏ mũi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Ngoài nước muối sinh lý, không được tự ý cho trẻ dùng các sản phẩm thuốc nhỏ mũi để trị bệnh đường hô hấp cho trẻ. Cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là với thuốc chứa corticoid.
  • Không được lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Một ngày chỉ nên cho trẻ dùng đúng số lần được ghi trong đơn của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm của sản phẩm. Nếu cho con nhỏ quá nhiều lần trong một ngày sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
  • Đối với nước muối sinh lý, trung bình một tuần chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 2 đến 3 lần. Để trẻ dùng nhiều nước muối sinh lý sẽ khiến mũi trẻ bị khô nhanh, mất đi độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập.
  • Khi vệ sinh mũi cho trẻ, không nên sử dụng bơm tiêm. Khi dùng bơm, cha mẹ khó kiểm soát lực tay, rất dễ khiến trẻ bị sặc, gây nguy hại tới trẻ.
  • Không nên đưa đầu ống nhỏ mũi vào sâu trong mũi trẻ mà chỉ nên đưa nhẹ vào trong tránh gây sặc nước cho trẻ.
  • Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không nhỏ mũi sau khi trẻ vừa ăn no. Vì nhỏ mũi sau khi ăn dễ khiến trẻ bị trớ, nôn sữa,... Hậu quả là trẻ bị khó thở, thậm chí là ngạt thở nếu không được sơ cứu kịp thời.  

Trên đây là thông tin về top 5 các sản phẩm thuốc nhỏ mũi an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Medigo app để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm