Cách làm dầu dừa truyền thống và ép lạnh tại nhà
Ngày cập nhật
1. Tìm hiểu về dầu dừa
Như tên gọi, dầu dừa được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc khô, có dạng chất lỏng với nhiệt độ khoảng 25 độ C. Dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp nhờ chứa đa phần các axit béo bão hòa. Các dưỡng chất có trong dầu dừa giúp giải quyết nhiều vấn đề về da hiệu quả. Giúp hạn chế rạn da, làm trắng, dưỡng ẩm cho da…
Dầu dừa được chiết từ quả dừa khô
Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng môi, dưỡng mi, cải thiện tóc khô xơ, hư tổn. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời đối với những người ăn kiêng. Bởi dầu dừa cung cấp năng lượng ít hơn các loại dầu khác. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường hay béo phì, giảm cholesterol xấu. Magie và canxi có trong dầu dừa là những dưỡng chất cực kỳ tốt đối các mẹ bầu và bé.
2. Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà
Như đã đề cập, vì sự phổ biến của chúng mà dầu dừa ngày nay được mua bên ngoài thường pha lẫn tạp chất. Do đó việc tự làm dầu dừa tại nhà được nhiều người lựa chọn để đảm bảo an toàn. Sau đây là một vài cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Cách làm dầu dừa truyền thống
Chiết xuất dầu dừa theo cách truyền thống được khá nhiều người ứng dụng từ xa xưa đến nay. Bạn chỉ cần chuẩn bị dừa khô già nạo sẵn để có thể lấy được nhiều dầu cũng như chất lượng dầu béo hơn. Một ít nước sôi, máy xay sinh tố, tô chén, ray lọc, vải xô và 1 hũ thủ tinh là đầy đủ để tiến hành chiết dầu.
Cách làm như sau:
Bước 1: Cho nước sôi vào dừa (dừa ngấm nước sẽ thu được nhiều tinh dầu hơn)
Bước 2: Xay dừa thật nhuyễn (sau khi dừa đã nguội khoảng 10 -15 phút, tùy chỉnh thêm nước nếu dừa bị đặc)
Bước 3: Vắt lấy nước dừa bằng rây lọc hoặc vải xô đã chuẩn bị trước
Bước 4: Cho nước cốt vừa vắt vào túi nilon bỏ tủ lạnh trong vòng 6 tiếng
Bước 5: Lọc lấy phần nước đục trắng bên trên
Bước 6: Đun dừa vừa lọc lấy trên bếp với lửa nhỏ vừa, cách 5 -10 phút đảo nhẹ để dừa không bị đóng trên chảo.
Bước 7: Lọc lấy dầu sau khi cơm dừa chuyển sang màu cánh gián bằng ray hoặc vải xô.
Bước 8: Thu lấy thành phẩm bỏ vào lọ thủy tinh, bảo quản và sử dụng.
Thành phẩm dầu dừa nguyên chất thu được
2.2 Cách làm dầu dừa lạnh
Bên cạnh cách làm dầu dừa truyền thống như trên thì cách làm dầu dừa ép lạnh lại được hội người lười ứng dụng khá nhiều. Bởi sự nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có thể chiết ra thành phẩm dầu dừa nguyên chất đảm bảo an toàn.
Làm dầu dừa ép lạnh tại nhà đơn giản
Bạn vẫn phải cần chuẩn bị nguyên liệu tương tự như cách làm truyền thống. Cách làm cụ thể như sau:
- Bước 1: Xay cơm dừa với ít nước bằng máy xay sinh tố.
- Bước 2: Cho nước cốt vào lọ thủy tinh đậy kín trong 24 giờ (nước cốt sẽ phân tách thành 2 lớp).
- Bước 3: Cho lọ thủy tinh vào tủ lạnh trong vào 3 tiếng
- Bước 4: Thu thành phẩm sau khi loại bỏ lớp váng dừa phía trên.
2.3 Cách làm dầu dừa nóng
Để hoàn thành dầu dừa bằng cách này, các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 500gr dừa khô nạo sẵn
- 500ml nước sôi
- Dụng cụ: Sử dụng rây lược hoặc vải mùng, thìa/đũa, lọ thủy tinh và nồi cơm điện
Cách làm dầu dừa nóng vô cùng đơn giản, chỉ cần các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Cho 500gr dừa khô nạo sẵn đã chuẩn bị ngâm cùng 500ml nước sôi trong khoảng 15 - 30 phút. Sau đó dùng rây lọc dừa hoặc vải mùng để lọc, cố gắng lọc càng kiệt nước càng tốt.
Ngâm dừa với nước lạnh và lọc
Bước 2: Cho phần nước cốt dừa lọc được vào nồi cơm điện, nhấn nút nấu trong khoảng 40 phút cho đến khi nước dừa bắt đầu sệt lại thì đậy hờ nắp nồi để dầu dừa không bị bị bắn ra ngoài. Tiếp tục nấu khoảng 20 phút hoặc chờ đến khi nước dừa đông lại có màu nâu và cho ra lớp dầu chảy bên ngoài.
Dùng nồi cơm điện để ủ dầu dừa
Bước 3: Dùng rây để lọc dầu dừa, chiết ra lọ thủy tinh để sử dụng.
Lọc dầu dừa qua rây
3. Một số công thức làm đẹp từ dầu dừa
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu thiên nhiên được ứng dụng nhiều trong làm đẹp. Sau đây là một vài công thức giúp bạn ngày một đẹp hơn với dầu dừa.
3.1 Công thức dầu dừa dưỡng tóc
Trước tiên nhất khi nhắc đến công dụng của dầu dừa trong làm đẹp đó chính là hiệu quả trong dưỡng tóc tuyệt vời. Dầu dừa có công dụng giúp tóc phục hồi hư tổn, dưỡng ẩm cho tóc hiệu quả nhờ lượng vitamin E và các chất chống oxy hóa dồi dào. Đồng thời trị gàu, kháng khuẩn và bảo vệ cho da đầu toàn diện nhờ axit lauric có khả năng diệt khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
Dầu dừa dưỡng tóc dày mềm mượt
Sau đây là các công thức dưỡng tóc từ dầu dừa mà bạn có thể ứng dụng để làm đẹp mái tóc của mình.
Công thức 1: Ủ tóc trực tiếp bằng dầu dừa dưỡng tóc mềm mượt, phục hồi hư tổn
- Bước 1: Làm nóng dầu dừa bằng lò vi sóng hoặc trong bát nước ấm (giúp gia nhiệt cho dầu dừa, dễ dàng thấm vào tóc)
- Bước 2: Làm sạch đầu với dầu gội để dưỡng chất dễ hấp thụ
- Bước 3: Thoa dầu dừa trực tiếp từ gốc đến ngọn tóc
- Bước 4: Cố định tóc bằng mũ ủ, khăn quấn khoảng 30 phút hoặc để qua đêm
- Bước 5: Gội lại đầu cho thật sạch cho đến khi không còn dầu dừa bết dính trên tóc
Công thức 2: Dưỡng tóc với dầu dừa kết hợp mật ong và chanh
- Bước 1: Làm sạch da đầu và tóc với dầu gội, lau khô tóc
- Bước 2: Trộn đều ½ muỗng canh dầu dừa, ½ quả chanh lấy nước cốt và ½ muỗng cà phê mật ong
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên tóc, massage nhẹ nhàng và ủ tóc trong 20 phút
- Bước 4: Gội lại làm sạch tóc với 1 đến 2 lần gội
3.2 Công thức dầu dừa dưỡng mi
Dầu dừa cũng là nguyên liệu thiên nhiên số một được các bạn nữ áp dụng để có làn mi cong dài xinh xắn. Chỉ cần kết hợp đơn giản giữa dầu dừa nguyên chất với vitamin E là bạn sẽ có ngay một hợp chất dưỡng mi thần thánh.
Dưỡng mi dài và dày bằng dầu dừa
Trộn đều 2 thìa dầu dừa với 5 viên vitamin e cho vào lọ mascara. Sau đó hàng ngày vào mỗi buổi tối đều đặn chuốt mi. Một thời gian sau bạn sẽ nhận lại một hàng mi chắc khỏe, dày cong tự nhiên . Phần còn lại chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ thường và dùng dần.
3.3 Công thức dầu dừa dưỡng da
Dầu dừa được nhiều chị em ưa chuộng nhờ đặc tính an toàn, chi phí rẻ lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da. Khi kết hợp dầu dừa với các nguyên liệu khác sẽ đem đến những công thức dưỡng da đáng mong đợi.
Dưỡng da mịn màng trắng sáng với dầu dừa
- Dầu dừa và sữa chua: Giúp làm trắng da, cải thiện sạm, nám, da bị cháy nắng, không đều màu. Trộn dầu dừa và sữa chua với tỷ lệ 1:2 sau đó bôi lên mặt, massage nhẹ nhàng và rửa lại nước sạch sau 30 phút.
- Dầu dừa với mật ong: Tỉ lệ 1:1 thoa đều lên da, sau 20 phút rửa lại với nước sạch là bạn sẽ có ngay làn da mịn màng, căng mướt.
- Dầu dừa và cà phê: Với 1 muỗng dầu dừa và ¼ bã cà phê là bạn sẽ có ngay hỗn hợp làm sạch da, căng sáng, giảm hình thành nên mụn
- Dầu dừa và nghệ: Đây là sự kết hợp hoàn hảo cho việc kháng viêm, chống oxy hóa, mờ sẹo, mụn thâm…
Còn rất nhiều các công thức kết hợp khác được hội làm đẹp sử dụng tin dùng để dưỡng da từ dầu dừa. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc không nên quá lạm dụng để tránh gây nên ảnh hưởng xấu đến da. Vừa đủ tối đa 2 lần mỗi tuần là phù hợp nhất.
4. Hướng dẫn bảo quản dầu dừa
Nếu biết cách bảo quản đúng cách bạn sẽ có thể kéo dài thời gian sử dụng dầu dừa. Bạn nên đựng dầu dừa trong hộp kín ở nơi thoáng mát. Và lưu ý cẩn thận không sử dụng khi dầu dừa đã hư hỏng.
Bảo quản dầu dừa đúng cách để sử dụng được lâu dài
Sau đây là một số cách bảo quản giúp giữ dầu dừa được lâu mà bạn có thể tham khảo qua.
- Đựng trong hộp kín: Đậy kín hộp sau khi dùng nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Nguyên nhân chính khiến dầu dừa hỏng là việc tiếp xúc với không khí.
- Bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh: Không bắt buộc phải để dầu dừa trong tủ lạnh nhưng cách làm này sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng của dầu dừa.
- Bảo quản dầu dừa ở nơi tối: Ánh sáng mặt trời có thể làm giảm hạn sử dụng của dầu dừa. Do đó bạn nên cân nhắc để sản phẩm ở nhiệt độ phòng, trong tủ thức ăn, nơi tối.
Dầu dừa đem lại rất nhiều lợi ích cả về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bằng cách làm dầu dừa đơn giản như trên, bạn sẽ có ngay sản phẩm dầu dừa nguyên chất tại nhà để làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, mi,... Hy vọng với những thông tin được Nhà thuốc online Medigo chia sẻ, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và có được nguyên liệu dầu dừa như ý muốn để sử dụng mỗi ngày!
Đánh giá bài viết này
(2 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm