lcp

Sucrose là gì? Tác dụng của đường Sucrose với sức khỏe

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Duy Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nam khoa, Ngoại khoa

Hẳn là khi nói đến nguyên liệu đường trong chế biến đồ ăn, thức uống thì ai cũng biết nhưng với sucrose thì ngược lại. Mặc dù được sử dụng hằng ngày trong các khẩu phần ăn, nhưng cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt và đường sucrose cũng không ngoại lệ. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những tác dụng và các lưu ý khi dùng sucrose nhé!

1. Tổng quan về Sucrose 

1.1 Đường sucrose là gì? 

Sucrose là đường có nhiều trong củ cải đường hay mía đường và được tạo thành bởi liên kết 1 glucose và fructose bằng liên kết 1,2 glucoside. Ngoài ra, các loại trái cây và rau củ quả cũng chứa rất nhiều sucrose tự nhiên. Chính vì thế mà đường sucrose có một vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của mỗi người.

sucrose

Sucrose được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay

Hiện nay, người ta gọi sucrose với rất nhiều cái tên khác nhau như sucroza hay saccarozơ, đường cát, đường ăn, đường kính, đường mía…

1.2 Cấu tạo phân tử của Sucrose 

Cấu tạo của phân tử sucrose có gốc –glucose và gốc –fructose được liên kết với nhau bằng nguyên tử O nằm giữa C1 của glucose và C2 thuộc fructose. Công thức hóa học của sucrose là C12H22O11 và không còn nhóm OH hemiaxetal cũng như không có khả năng mở vòng.

sucrose

2. Tính chất của Sucrose 

2.1 Tính chất hóa học 

Sucrose là hóa chất không có tính khử, loại đường này chỉ có tính chất của một ancol đa chức và phản ứng thủy phân của disaccarit.

Khi cho Cu(OH)2 tan trong dung dịch sucrose sẽ thấy hiện tượng một dung dịch màu xanh lam xuất hiện, dung dịch này gọi là Phức đồng-saccharose tan. Phương trình phản ứng này như sau: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O trong đó sucrose chính là 1 poliol chứa nhiều nhóm OH.

Như đã nói, sucrose không có tính khử tuy nhiên nếu được đun nóng cùng axit sẽ tạo nên dung dịch mới các tính khử, phân hủy thành glucozo và fructozo. 

Phương trình phản ứng thủy phân sucrose như sau: 

C12H22O11 + H2O →  C6H12O6 + C6H12O6

sucrose

Công thức hóa học của đường Sucrose

2.2 Tính chất vật lý 

Sucrose là chất bột có kết tinh màu trắng, vị ngọt nhẹ và không mùi. Đây cũng là loại đường rất dễ tan trong nước với 211,5g/100g nước ở nhiệt độ 20oC. Khi nồng độ đường tăng thì độ nhớt của dung dịch đường sẽ tăng theo, trường hợp nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung dịch này sẽ có tình trạng giảm đi.

Sucrose có công thức C12H22O11 với khối lượng phân tử là 342,3 g/mol. Ngoài ra, đường sucrose còn được biết đến với thực phẩm chứa nhiều carbohydrate với khối lượng riêng là 1,587 g/cm3.

3. Nguồn gốc và quy trình sản xuất

Nguồn gốc của đường sucrose hình thành từ các loại thực vật chứ không phải từ những sinh vật, động vật trên trái đất. Theo đó, chúng ta có thể tìm thấy loại đường này chủ yếu trong củ cải đường hay cây mía đường. Bên cạnh đó, bạn còn dễ dàng sản xuất đường từ thốt nốt, mật ong hay nhiều loại trái cây khác.

sucrose

Sucrose được chiết xuất và tinh chế từ mía hay củ cải đường

Quy trình sản xuất đường sucrose gồm rất nhiều bước. Theo đó, để ra đường bột đường không màu, vị ngọt nhẹ, người ta sẽ chặt mía từ ruộng về sau đó đặt một bộ che chắn gồm 2 khúc gỗ ăn khớp để ghiền cán mía. 

Nước mía sẽ được ép chảy vào chậu với 12 - 15% đường bên trong sau đó lọc qua vôi sữa để loại bỏ tạp chất. Lúc này, dung dịch đường sẽ có lẫn hợp chất của canxi nên sẽ được lọc tiếp với CO2 để loại bỏ CaCO3, thu được một dung dịch đường có màu.

Dung dịch đường có màu sẽ tiếp tục được lọc qua chất tẩy màu SO2 rồi mới đem đi cô đặc để tạo kết tinh. Lúc này sẽ thu được đường kính và nước rỉ đường, trong đó nước rỉ đường sẽ được ủ lên men tạo ra rượu và đường kính sử dụng cho các khẩu phần ăn hàng ngày.

4. Tác dụng của Sucrose đối với sức khỏe

Sucrose có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người cuộc sống hiện nay. Những tác dụng của loại đường tự nhiên này bao gồm:

4.1 Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Sucrose cung cấp 3,94 kcal hoặc 17 kJ/g để cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất và tinh thần. Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn nên bổ sung các thực phẩm có sucrose và sẽ thấy cơ thể được phục hồi một cách nhanh chóng.

4.2 Hỗ trợ não bộ hoạt động hiệu quả

Sucrose là chất dễ tiêu hóa nên được biết đến như một nguồn cấp năng lượng hoàn hảo cho cơ thể. Sử dụng đường tự nhiên này giúp kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, hỗ trợ não bộ nhận biết và kiểm soát lượng thức ăn mà cơ thể dung nạp, tránh béo phì.

4.3 Tạo nguồn năng lượng dự trữ

Glucose khi phân tách từ sucrose khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Và nguồn nguyên liệu này sẽ tạo nên các năng lượng phục vụ những hoạt động thể thao hay trở thành glycogen lưu trữ trong cơ, gan để cơ thể sử dụng khi cần.

4.4 Hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển

Trẻ sơ sinh hấp thụ calo chủ yếu từ lactose được chuyển hóa trong sữa mẹ. Tuy nhiên khi qua khỏi mốc sáu tháng tuổi, trẻ nhỏ cần được bổ sung calo từ sucrose và một số thực phẩm cần thiết để có thể phát triển toàn diện.

4.5 Bổ sung năng lượng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sử dụng các thực phẩm chứa sucrose giúp duy trì sức khỏe thai kỳ và tăng năng lượng cho mẹ. Dù vậy, các mẹ bầu phải bổ sung đường một cách hợp lý để tránh bị thừa cân hay mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

sucrose

Sucrose giúp cơ thể nạp thêm năng lượng để tăng cường vận động

5. Một số lưu ý khi sử dụng

Mặc dù có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, tuy nhiên dung nạp quá nhiều sucrose không phải là điều nên làm. Một số lưu ý khi sử dụng loại đường tự nhiên này mà bạn nên ghi nhớ chính là:

  • Đường sucrose không hẳn là nguyên liệu chính bổ sung năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn uống mà chỉ hỗ trợ kích thích vị giác nên không được lạm dụng quá nhiều.
  • Sucrose tạo ra nồng độ pH lý tưởng để vi khuẩn răng miệng phát triển, do đó trẻ em không nên sử dụng nhiều đường để tránh bị phá hủy men răng, gây sâu răng.
  • Đường sucrose không chỉ khiến cơ thể thừa năng lượng mà còn dễ gây mất kiểm soát cơn đói và dễ dẫn đến tình trạng béo phì.
  • Sucrose đi vào cơ thể sẽ tiêu hóa rất nhanh và phân hủy thành glucose. Điều này dễ gây gia tăng glucose huyết hình thành bệnh đái tháo đường.
  • Một số loại sữa có công thức đường lactose được thay thế bằng đường sucrose sẽ không mang lại nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng. 

6. Thực phẩm giàu Sucrose

Là loại đường được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sucrose trong nhiều loại thực phẩm với hàm lượng khác nhau như:

  • Các thực phẩm giàu sucrose tự nhiên: củ cải đường, cây mía đường, thốt nốt, mật ong…
  • Các loại thực phẩm chế biến như: Bánh kẹo, sữa, nước ngọt, kem…
  • Thực phẩm giàu sucrose còn có thể kể đến các loại sữa bột trên thị trường.
sucrose

Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường sucrose

7. Một số vấn đề liên quan

7.1 Sucrose là đường tự nhiên hay đường bổ sung?

Tùy thuộc vào nguồn gốc mà sucrose có thể được xem là đường tự nhiên hay đường bổ sung. Cụ thể, khi chúng ta tiêu thụ các loại thực phẩm thực phẩm, lúc này sucrose sẽ là đường tự nhiên. Khi chúng ta tiêu thụ nó từ những thực phẩm được chế biến, đóng gói thì sucrose là đường bổ sung được thêm vào quá trình sản xuất.

7.2 Sucrose được tiêu hóa như thế nào?

Đường sucrose khi tiêu thụ sẽ chia thành các thành phần bằng nhau là glucose và fructose trong cơ thể người. Glucose được các tế bào hấp thụ cùng với sự hỗ trợ từ insulin. Fructose được xử lý trực tiếp tại gan và không cần sự trợ giúp nào từ Insulin để hấp thụ. 

Mỗi gram sucrose sẽ cung cấp 4 calo và cơ thể sẽ xử lý theo quy trình trên. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa tất cả các nguồn sucrose sẽ có giá trị dinh dưỡng như nhau. Bởi sẽ có những nguồn sucrose cấp dinh dưỡng nhiều hơn các nguồn khác và đôi khi sẽ ảnh hưởng đến cách ta chuyển hóa sucrose.

Trái cây và các loại rau củ quả, các loại hạt chứa nhiều chất xơ trên mỗi calo hơn so các thực phẩm chế biến và đóng gói. Chất xơ sẽ có tác dụng làm chậm tốc độ ăn của dạ dày, đồng thời thời hỗ trợ giảm sự hấp thụ glucose. Cho nên những khẩu phần ăn chứa nhiều chất xơ sẽ không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

7.3 Tại sao đường Sucrose thường được thêm vào đồ ăn và đồ uống

Đường sucrose thường được thêm vào các loại đồ ăn, thức uống chủ yếu để tạo vị ngọt. Tuy nhiên loại đường này được thêm vào thực phẩm còn liên quan đến nhiều lý do khác nhau. 

sucrose

Đường sucrose được thêm vào thực phẩm để gia tăng hương vị

Theo đó, đường được thêm vào bánh nướng để tạo cấu trúc cũng như kết cấu cho bánh. Đường thêm vào mứt, các loại thạch để có thể bảo quản những thực phẩm này lâu hơn. Sucrose cũng được thêm vào thực phẩm để ổn định nhũ tương, tăng hương vị giúp vị giác của con người cảm thấy ngon miệng hơn.

Đường sucrose có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên không phải nạp nhiều loại đường tự nhiên này sẽ tốt cho cơ thể. Hy vọng những thông tin về sucrose mà Medigo app đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cách sử dụng hợp lý nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm