lcp

Người bị tiểu đường ăn khoai tây được không?

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Trần Ngọc Anh Thùy

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được khoai tây với nhiều cách chế biến khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải hiểu tác động của loại rau củ này đối với lượng đường trong máu và điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về điều đó, đọc ngay nhé!

1. Khoai tây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Tương tự như những thực phẩm chứa chất bột đường khác, khoai tây làm tăng lượng đường trong máu. Thông thường, sau khi hấp thụ, cơ thể bắt đầu phân hủy tinh bột thành các loại đường đơn giản và di chuyển vào máu, làm tăng đột biến lượng đường trong máu (1). Tuy nhiên, lúc này, nội tiết tố insulin được giải phóng để vận chuyển đường vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng (1), từ đó ổn định lại đường huyết. 

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình này diễn ra không thuận lợi như vậy. Các bệnh nhân bị tiểu đường là do thiếu hụt hormone insulin, cho nên khi tinh bột phân hủy thành đường, nội tiết tố Insulin không thể tiết ra đủ, khiến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn. Thay vì di chuyển ra khỏi máu, đi vào tế bào và chuyển thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, lượng đường tăng đột biến vẫn lưu thông trong máu, khiến mức độ đường huyết cao hơn so với mức bình thường và dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Trên thực tế, bệnh tiểu đường có thể gây ra một số tình trạng như suy tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh, giảm thị lực… (23456). Do đó, người mắc bệnh tiểu đường thường không được khuyến khích ăn thực phẩm giàu tinh bột. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tiêu thụ khoảng 20–50 gam mỗi ngày, và mức cao nhất là 100–150 gam mỗi ngày (789). Hàm lượng chính xác sẽ phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, tình trạng bệnh và chế độ dinh dưỡng của mỗi người (910).

2. Khoai tây chứa bao nhiêu tinh bột?

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột, và hàm lượng tinh bột cũng có thể thay đổi tùy vào cách nấu. Tuy nhiên, nếu lấy khoảng 75–80 gam khoai tây chế biến theo nhiều cách khác nhau (11) sẽ chứa lượng tinh bột như sau: 

  • Khoai tây sống: 11,8 gam 
  • Luộc: 15,7 gam 
  • Nướng: 13,1 gam 
  • Sấy bằng lò vi sóng: 18,2 gam 
  • Chiên ngập dầu: 36,5 gam 

Một củ khoai tây 170 gam chứa khoảng 30 gam tinh bột và một củ khoai tây 369 gam chứa khoảng 65 gam. 

3. Chỉ số GI của khoai tây là bao nhiêu?

Chỉ số GI (tên đầy đủ là Glycaemic Index) là chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết khi bạn ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể biết được thực phẩm nào có tốc độ ảnh hưởng tới đường huyết nhanh, chậm, thực phẩm nào tốt và không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Thực phẩm có GI lớn hơn 70 được coi là có GI cao, đồng nghĩa với việc làm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Những thực phẩm có GI dưới 55 được xếp vào mức thấp và là thực phẩm có lợi cho sức khỏe (111). 

Tuy nhiên, chỉ số GI không thể hiện toàn bộ mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đó đối với lượng đường trong máu, cần phải tính thêm hai yếu tố là khẩu phần hoặc cách nấu ăn. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng chỉ số GL (Glycemic Load), hay còn gọi là chỉ số hấp thụ tinh bột. Công thức tính GL tương đối đơn giản, cụ thể như sau: 

GL = (Carb(g) x GI) /100

Trong đó, carb chính là lượng tinh bột thực tế theo khẩu phần ăn. Và 1 đơn vị GL được tính tương đương với 1 gam đường Glucose. GL dưới 10 là thấp, GL lớn hơn 20 được xem là cao. 

Hiện nay, mọi người đã bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng với chỉ số GI thấp, giữ GL hàng ngày dưới 100 (11). Đặc biệt, đối với người bị bệnh tiểu đường, đây cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu (121314). 

Có thể bạn chưa biết, khoai tây là thực phẩm có chỉ số GI từ trung bình đến cao (19) và tùy vào cách chế biến, chỉ số này sẽ thay đổi. Điều này cũng tương tự đối với chỉ số GL. Hơn nữa, có nhiều giống khoai tây và mỗi giống sẽ có chỉ số GI và Gl khác nhau. Bạn có thể kiểm tra GI và GL của các loại khoai tây thông qua trang web này.

4. Làm thế nào để giảm GI và GL của khoai tây?

Như đã đề cập ở trên, cách chế biến khoai tây ảnh hưởng đến GI và GL. Đó là bởi vì sau khi chế biến, cấu trúc tinh bột của khoai tây có sự thay đổi, dẫn đến tốc độ hấp thụ vào cơ thể cũng thay đổi theo. Khoai tây được nấu càng lâu thì GI càng cao. 

Khoai tây để nguội sau khi nấu có thể làm tăng hàm lượng tinh bột kháng, một dạng tinh bột khó tiêu hóa, khiến chỉ số GI giảm xuống 25–28% (2021). Như vậy, nếu bạn bị tiểu đường, một phần salad khoai tây sẽ tốt hơn so với khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng còn nóng. Đó là chưa kể khoai tây chiên chứa nhiều calo và chất béo không tốt cho cơ thể. 

Ngoài ra, bạn có thể giảm GI và GL bằng cách để nguyên vỏ khoai tây để có thêm chất xơ, thêm nước cốt chanh, giấm hoặc ăn bổ sung thực phẩm chứa protein và chất béo. Điều này góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và hạn chế tình trạng tăng lượng đường trong máu (22). 

5. Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi người tiêu đường ăn khoai tây

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây đều không ảnh hưởng nhiều, nhưng vẫn cần xem xét khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn khoai tây vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vừa có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại trở nên xấu hơn. 

Một nghiên cứu được thực hiện trên 70.773 người đã chỉ ra rằng, cứ ăn ba phần khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng mỗi tuần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 4%, còn đối với khoai tây chiên, nguy cơ này tăng lên 19% (23). Ngoài ra, khoai tây chiên chứa nhiều chất béo xấu, có thể làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL và dẫn đến tăng cân, béo phì hoặc mắc phải các bệnh về bệnh tim (24252627). Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người thường đã tăng nguy cơ mắc bệnh tim (28). 

Khoai tây chiên cũng chứa nhiều calo hơn, có thể khiến bạn tăng cân nhanh (252729). Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường được khuyến khích duy trì cân nặng ở mức hợp lý hoặc giảm cân để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng (30). Do đó, tốt nhất nên tránh khoai tây chiên và các món khoai tây chế biến nhiều dầu mỡ. 

6. Một số thực phẩm tốt thay thế khoai tây cho người tiểu đường

Dù có thể ăn khoai tây nếu mắc bệnh tiểu đường, nhưng bạn vẫn nên hạn chế hoặc thay thế bằng những thực phẩm an toàn và lành mạnh hơn. 

Một số thực phẩm giàu chất xơ, ít tinh bột, GI và GL thấp như (31):

  • Cà rốt và ngò tây: Cả hai đều có GI và GL thấp và ít tinh bột. 
  • Súp lơ: Loại rau này là một sự thay thế tuyệt vời cho khoai tây, bởi vì có rất ít carbs, lại dễ chế biến và rất ngon. 
  • Bí ngô và bí đao: Đây là những thực phẩm ít tinh bột, có GI từ thấp đến trung bình và GL thấp. 
  • Khoai môn: Loại củ này chứa ít tinh bột và có GL là 4. 
  • Khoai lang: Không chỉ có GI thấp, khoai lang còn là nguồn cung cấp vitamin a dồi dào cho cơ thể. 
  • Các loại đậu: Chứa ít tinh bột, giàu chất xơ và có GL thấp. 

Tuy được xem là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc khẩu phần ăn mỗi ngày, vì nếu ăn quá nhiều, chúng vẫn có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau không chứa tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, chẳng hạn như bông cải xanh, cà chua, măng tây, bắp cải, dưa chuột, rau diếp…

Khoai tây là một loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ chế biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do hàm lượng tinh bột cao, bạn nên hạn chế ăn thường xuyên, nhất là những người bị mắc bệnh tiểu đường. Và khi chế biến khoai tây, nên luộc hoặc hấp là tốt nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm