Top 10+ thuốc chống nghẹt mũi, xổ mũi hiệu quả nhanh chóng
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
2.1 Bằng liệu pháp massage
Điểm giữa hai cung lông mày: Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở điểm giữa hai cung lông mày khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và chứng nghẹt mũi cũng được cải thiện. Cách này cũng áp dụng được với tình trạng khô niêm mạc mũi.
Hai bên cánh mũi: Hãy xoa tròn hai bên cánh mũi từ 1 - 3 phút. Cách này sẽ giúp khai thông mũi, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn.
Điểm giữa mũi và môi: Massage điểm giữa mũi và môi từ 2 - 3 phút sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Khi đó, đường thở sẽ trở nên thông thoáng hơn, nghẹt mũi cũng dần biến mất.
2.2 Rửa với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, làm sạch tốt, từ đó giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Các mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu, giảm sưng hơn.
2.3 Bằng phương pháp xông hơi
- Bước 1: Chuẩn bị thay nước nhỏ đựng đầy nước nóng, có thể thêm tinh dầu xả hoặc Oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.
- Bước 2: Dùng khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên, tránh để mặt và mũi quá sát tránh hơi nước nóng gây phỏng da.
Áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần nếu bị viêm mũi kéo dài và chứng nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện.
Bên cạnh xông hơi, bạn có thể tắm nước ấm để làm ấm cơ thể, đồng thời độ ẩm nhà tắm sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy trong xoang mũi và giảm viêm. Ngâm mình thư giãn với bồn tắm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, tình trạng nghẹt mũi sẽ giảm và nhanh khỏi.
2.4 Uống trà gừng
2.5 Dọn dẹp giường ngủ
Khi chúng ta ngủ và sinh hoạt, vô tình các vi khuẩn tích tụ trên nệm sẽ dễ bị mắc bệnh nghẹt mũi. Vì thế phải thường xuyên giặt drap giường và vệ sinh nệm ngủ thường xuyên, phơi nắng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng.
2.6 Chườm khăn nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 - 15 phút, sẽ làm chứng nghẹt mũi dịu đi. Vì ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
2.7 Uống nhiều nước lọc
Nước là thứ tốt nhất để chống sự khử nước của cơ thể. Khi vào cơ thể, nước sẽ làm loãng các nước nhầy của mũi và tăng cường khả năng phục hồi khi bị cảm cúm. Mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày, nếu là nước ấm thì càng tốt.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nghẹt mũi
Thuốc chống sung huyết và co mạch mũi với các nồng độ khác nhau tùy theo lứa tuổi và mức độ bệnh. Thuốc tác động lên hệ mạch gây co mạch tại chỗ và toàn thân do có khoảng 5 - 8% lượng thuốc hấp thu vào máu, từ đó lại gây phản ứng tăng huyết áp. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch, tăng đường huyết, rối loạn tuyến giáp nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
Nhóm thuốc kháng Histamin có tác dụng chống sung huyết tại niêm mạc mũi, tuy nhiên thời gian tác dụng là sau 1 giờ.
Không nên nhỏ mũi bằng hoa lá, thảo mộc tươi… tự chế vì các loại thuốc này không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây thêm bệnh hoặc chứa dị nguyên gây nên những phản ứng dị ứng.
Tuân thủ thời gian và liều dùng của thuốc
Thuốc co mạch không được nhỏ nhiều lần trong ngày, không sử dụng thời gian kéo dài liên tục nhiều ngày
4. Thuốc co mạch
- Tác dụng ngắn: Ephedrin, Naphazolin, Phenylephedrin
- Tác dụng dài: Tetrahydroxyzin, Xylometazolin, Oxymetazolin
Thuốc có tác dụng làm co mạch và giảm tình trạng sung huyết ở niêm mạc mũi, làm giảm chảy nước mũi.
5. Thuốc kháng viêm xịt mũi Glucocorticoid
- Thế hệ 1: Beclomethasone, Flunisolide, Triamcinolone, Budesonide
- Thế hệ 2: Fluticasone propionate, Fluticasone furoate, Mometasone furoate
Các triệu chứng nghẹt mũi nặng, nên sử dụng thuốc co mạch trong vài ngày trước khi bắt đầu sử dụng xịt mũi chứa Glucocorticoid, việc dùng kế nhau giúp thuốc Glucocorticoid đến được nhiều khu vực hơn trong đường mũi của bạn.
6. Thuốc xịt kháng Histamin
Có tác dụng làm giảm nghẹt mũi, ngứa, sổ mũi và hắt hơi.
Thuốc thường ít gây buồn ngủ hơn thuốc kháng Histamin dạng uống, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên dùng thuốc vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
7. Thuốc xịt ức chế tế bào Mast
Được sử dụng phổ biến hiện nay là Cromolyn Natri. Thuốc này có tác dụng ngăn cơ thể giải phóng Histamin, chất gây ra các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi và làm giảm nghẹt mũi.
Để phát huy tác dụng tốt nhất, cần bắt đầu sử dụng từ 1 - 2 tuần trước khi mùa lạnh bắt đầu và sử dụng một hoặc nhiều lần mỗi ngày.
Thuốc này an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nếu có các biểu hiện thở khò khè do hen suyễn hoặc đau xoang. Tác dụng phụ bao gồm khó chịu và nóng rát mũi.
8. Thuốc xịt kháng Cholinergic
Có tác dụng điều trị sổ mũi bằng cách ngừng sản xuất chất nhầy. Thuốc hiện đang được sử dụng là Ipratropium bromide.
Thuốc xịt mũi kháng Cholinergic không được chỉ định sử dụng lâu dài, sử dụng trong khoảng 3 tuần trong thời gian các triệu chứng của viêm mũi dị ứng rầm rộ.
Bệnh nhân bị tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt thì không nên sử dụng Ipratropium bromide. Tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, chảy máu cam, đau họng, kích ứng mũi.
9. Một số loại thuốc chống nghẹt mũi
9.1 Thuốc xịt mũi Otilin
Chứa hoạt chất Xylometazolin giảm triệu chứng nghẹt mũi và giảm sung huyết trong trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, dị ứng đường hô hấp trên, cảm lạnh, cảm mạo.
Liều dùng: xịt 1 lần cho mỗi bên mũi x 2 - 3 lần/ngày.
Không nên dùng quá 3 ngày. Thời gian dùng liên tục tối đa là 5 ngày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi
Không nên dùng thuốc nhiều lần và liên tục để tránh sung huyết trở lại. Khi dùng thuốc liên tục 3 - 5 ngày không đỡ, cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ
Thuốc đã mở chỉ sử dụng trong vòng 1 tháng
9.2 Thuốc xịt mũi Avamys
Hoạt chất của thuốc là Fluticasone furoate điều trị các triệu chứng ở mũi (chảy nước mũi, sung huyết mũi, ngứa mũi và hắt hơi) của viêm mũi dị ứng quanh năm
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khởi đầu là 2 lần xịt vào mỗi bên mũi/ngày
Triệu chứng giảm có thể giảm liều xuống 1 lần xịt vào mỗi bên x 1 lần/ngày
Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: 1 lần xịt mỗi ngày
Cách dùng thuốc xịt Avamys
- Lắc mạnh lọ thuốc; tháo nắp
- Xì mũi để làm thông thoáng lỗ mũi, sau đó nghiêng đầu về phía trước một chút
- Đặt vòi vào một trong 2 lỗ mũi. Chĩa nhẹ đầu vòi hướng ra ngoài, cách xa phần trung tâm của mũi
- Nhấn nút chắc chắn trong khi hít vào bằng mũi
- Lấy vòi ra và thở ra bằng miệng
- Nếu liều đủ là 2 lần xịt cho một bên mũi, lặp lại bước 4 đến bước 6
- Thay thế nắp trên bình xịt mũi
Vệ sinh bình xịt sau mỗi lần sử dụng
- Lau sạch vòi và bên trong nắp bằng khăn giấy khô, sạch
- Không sử dụng nước để làm sạch
- Không bao giờ sử dụng ghim hoặc bất cứ thứ gì sắc trên vòi phun
- Luôn thay thế nắp sau khi xịt
Lưu ý:
Không dùng vượt quá liều khuyến cáo
Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi
Dùng trong thời gian dài khiến trẻ phát triển chậm. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao của trẻ thường xuyên để chắc chắn rằng bé đang dùng liều thấp nhất có thể
Mùi vị thuốc lờ lợ khó chịu
Trước khi xịt mũi, người dùng cần lắc đều bình trước. Như vậy thuốc bị lắng đọng ở dưới có thể chuyển từ dạng đặc sang lỏng để xịt bám chắc vào niêm mạc
Khi thực hiện xịt mũi, cần nhấn mạnh, nhanh và dứt khoát để thiết kế phun sương hoạt động tốt
Sau khi xịt mũi, cần vệ sinh lại đầu xịt. Sau đó đậy nắp vào để chống bụi bẩn, virus, vi khuẩn xâm nhập
9.3 Thuốc Nozeytin-F
Với hoạt chất là Azelastine hydrochloride được dùng để điều trị triệu chứng viêm kết mạc dị ứng trong thời gian dài ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi.
Liều dùng:
Viêm mũi dị ứng theo mùa: Trẻ trên 12 tuổi và người lớn xịt 2 lần vào mỗi bên mũi x 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Lưu ý khi dùng thuốc
Nếu dùng quá liều có thể tác động lên thần kinh trung ương và gây ra các biểu hiện như run, kích thích, co giật
Thuốc xịt mũi thuốc nhóm kháng Histamin nên gây buồn ngủ
9.4 Thuốc cromolyn Natri
Hoạt chất của thuốc là natri Cromolyn có tác dụng làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngăn nước mũi chảy ngược vào họng, ngứa và hắt hơi do dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô) và dị ứng với các chất gây dị ứng khác (bụi, lông vật nuôi)
Liều dùng: dùng cho trẻ trên 6 tuổi, có thể xịt 1 lần mỗi bên mũi nhiều lần trong ngày và không quá 6 lần tùy theo đáp ứng của trẻ
Lưu ý khi dùng thuốc:
Đảo bảo mũi thông thoáng, không có dịch mũi trước khi xịt thuốc
Tránh xịt thuốc vào mắt
Dùng khăn giấy lau sạch hoặc rửa đầu bình xịt bằng nước ấm sau khi dùng
Thay đổi nắp sau mỗi lần dùng thuốc
Thuốc này không có tác dụng tức thời, cần sử dụng thuốc đều đặn và lâu dài để thuốc phát huy tác dụng
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi
9.5 Thuốc Atrovent
Thành phần là Ipratropium bromide 0.06% điều trị triệu chứng chảy nước mũi nhiều không do nhiễm khuẩn (dị ứng hay không dị ứng), trường hợp chảy nước mũi do cảm thông thường cho phép trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể sử dụng (hàm lượng 0.03%)
Liều dùng: người lớn xịt 1 lần x 2 - 4 lần/ngày. Không cần tăng số lần xịt hay số lần dùng thuốc trong ngày vì thuốc có tác dụng kéo dài
Lưu ý khi dùng thuốc:
Nên dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày, không tăng liều lượng khi không có sự chỉ định của bác sĩ
Không sử dụng nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Tóm lại, với những thông tin trên chúng ta cần tìm hiểu rõ công dụng, chỉ định và liều dùng của từng nhóm thuốc để có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(10 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm