Top 5 thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn
Ngày cập nhật
1. Uống thuốc đau bụng kinh có hại không?
Thuốc đau bụng kinh có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả cao, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc thì có thể gây nên một số tác hại đối với sức khỏe, cụ thể:
- Phụ nữ bị lệ thuộc vào thuốc giảm đau bụng kinh, dẫn đến thuốc không phát huy được hết tác dụng nếu sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là không có tác dụng khi bệnh nhân gặp phải tình trạng nhờn thuốc
- Ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận, dạ dày,.. tùy từng loại thuốc và tác dụng phụ của chúng.
- Dị ứng da, tụt huyết áp, tim đập nhanh,… nếu bệnh nhân không rõ tiền sử dị ứng thuốc.
2. Top 5 loại thuốc đau bụng kinh an toàn
Tính đến thời điểm hiện tại, có một số loại thuốc giảm đau bụng kinh được coi là an toàn và thường được sử dụng để giảm triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ. Dưới đây là một vài phân tích về các loại thuốc này.
2.1 Ibuprofen
Ibuprofen các hàm lượng (200mg, 400mg, 600mg) là một thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAIDs. Chúng có tác dụng giảm đau cấp tính. Liều dùng cho người trưởng thành là 1200mg - 1800mg / 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, ibuprofen không được khuyến cáo sử dụng cho người có tiền sử đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
2.2 Acetaminophen (Paracetamol)
Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen là thuốc giảm đau tác dụng nhẹ rất phổ biến trên thị trường. Có rất nhiều chế phẩm chứa paracetamol được ưa chuộng như Efferalgan, Panadol, Hapacol,.. Ở người trưởng thành, người dùng sử dụng không quá 8000mg/ngày để tránh gây hại lên gan và quá liều thuốc. Dạng kết hợp của Paracetamol (325mg) và ibuprofen (200mg) trong chế phẩm như Alaxan cũng là lựa chọn của dược sĩ và bác sĩ trong các trường hợp bệnh nhân đau nhẹ và vừa, không có tiền sử các bệnh về dạ dày.
2.3 Acid mefenamic
Bên cạnh ibuprofen, acid mefenamic cũng là thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa. Acid mefenamic trong chế phẩm thuốc Dolfenal là lựa chọn được chị em phụ nữ tin tưởng hàng đầu. Liều uống mefenamic acid ở người trưởng thành là 500mg x 3 lần/ ngày. Đặc biệt lưu ý, khi dùng mefenamic acid sẽ không dùng kèm được với NSAIDs khác như ibuprofen. Acid mefenamic chống chỉ định với người dùng có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đường ruột, các nhiễm khuẩn tiêu hóa,..
2.4. Các thuốc nhóm chống co thắt cơ trơn
Các đại diện điển hình thuộc nhóm này bao gồm: Drotaverin, Alverin, Papaverin,.. có tác dụng giảm co thắt vùng cơ trơn, từ đó có khả năng làm giảm đau bụng kinh. Sử dụng thuốc với liều dùng 160mg/ 2 lần/ ngày ở người trưởng thành là liều dùng khuyến nghị để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.5. Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hằng ngày chứa thành phần giúp điều hòa nội tiết tố, nên ngoài tác dụng chính là tránh thai thì nó cũng giúp giảm đau bụng kinh, ổn định chu kì kinh và giảm lượng máu kinh. Người dùng thuốc nên tham khảo ý kiến tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất.
3. Các phương pháp hỗ trợ đau bụng kinh
Tuy rằng việc dùng thuốc giảm đau đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống, người dùng vẫn không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau bởi các yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc đã nêu trên. Ngoài các biện pháp tác động từ bên ngoài như chườm ấm vùng bụng dưới, massage bụng, uống các đồ uống có tính ấm như táo đỏ, trà quế, trà gừng,.. chị em phụ nữ cũng có thể tham khảo các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như ích mẫu, cam thảo, các sản phẩm chứa collagen nhằm điều hòa nội tiết tố và giảm các triệu chứng đau do kinh nguyệt gây ra. Hơn nữa, chế độ ăn uống trong những ngày kinh nguyệt cũng cần được chú trọng: không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, không sử dụng chất kích thích..
Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ của Medigo về các thuốc đau bụng kinh hiệu quả. Cùng chia sẻ tại comment nếu các bạn có góp ý hay kinh nghiệm nữa nhé.
Đánh giá bài viết này
(3 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm