lcp

Tổng quan về hội chứng đau vùng chậu mãn tính (CPPS)

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Hội chứng đau vùng chậu mãn tính (CPPS), là cơn đau ở vùng chậu của nam giới hoặc phụ nữ kéo dài từ sáu tháng trở lên. Vùng xương chậu là vùng bên dưới bụng và giữa hông.

Hội chứng đau vùng chậu mãn tính ở phụ nữ

Theo Viện Y tế Quốc gia, đau vùng chậu mãn tính ở phụ nữ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 1/7 phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau vùng chậu. Nếu cơn đau kéo dài từ ba đến sáu tháng khiến não bộ trở nên quá nhạy cảm với cơn đau, loại đau này được gọi là đau tập trung và CPPS là một hội chứng đau tập trung

CPPS ở phụ nữ có thể bắt đầu từ những nguyên nhân gây đau như lạc nội mạc tử cung, bàng quang bị viêm, chấn thương, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm vùng chậu, lạm dụng tình dục và nhiều nguyên nhân khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể được mô tả như đau âm ỉ, đau giống chuột rút…. Đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi đi tiểu, đi tiêu hoặc quan hệ tình dục và cũng có thể đau dữ dội hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Khó chẩn đoán CPPS ở phụ nữ vì nguyên nhân gây đau có thể đã hết mặc dù cảm giác đau vẫn tồn tại. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện để tìm nguyên nhân gây đau. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán được thực hiện dựa trên tiền sử và các triệu chứng. Căng thẳng, trầm cảm và lo lắng thường góp phần vào CPPS.

hoi-chung-dau-vung-chau-man-tinh.jpg

Điều trị CPPS có thể bắt đầu bằng việc điều trị nguyên nhân gây ra cơn đau nếu đã được xác định. Ví dụ, nếu một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu, việc điều trị những tình trạng này có thể làm giảm các triệu chứng CPPS. Trong nhiều trường hợp, các phương pháp điều trị khác cũng có thể cần thiết để kiểm soát CPPS.

Một số phương pháp điều trị phổ biến hơn có thể bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Phương pháp điều trị hormone hoặc thuốc tránh thai để giảm đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm trùng
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Vật lý trị liệu
  • Thuốc tiêm kiểm soát cơn đau
  • Tâm lý trị liệu

Đau vùng chậu mãn tính ở nam giới

Đau vùng chậu mãn tính ở nam giới là tình trạng đau không rõ nguyên nhân ở vùng xương chậu, đau khi đi tiểu và đau ở háng, dương vật hoặc vùng giữa bìu và hậu môn. Người bệnh cũng có thể có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột và đau sau khi xuất tinh. Tình trạng này còn được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn . Giống như CPPS ở phụ nữ, tình trạng này thường liên quan đến căng thẳng và lo lắng .

Các nguyên nhân có thể gây đau bao gồm viêm tuyến tiền liệt do lão hóa hoặc nhiễm trùng trước đó. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm Testosterone thấp và nhiễm trùng tuyến tiền liệt không được phát hiện. Ở Hoa Kỳ, tình trạng này phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi .

dau-vung-xuong-chau-nam-gioi.jpg

Chẩn đoán CPPS ở nam giới bao gồm khám tuyến tiền liệt, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch tiết tuyến tiền liệt và xét nghiệm máu. Các xét nghiệm thường âm tính và chẩn đoán được thực hiện dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thuốc cải thiện các triệu chứng tuyến tiền liệt được gọi là thuốc chẹn alpha-adrenergic
  • Vật lý trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Thuốc chống trầm cảm

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

CPPS có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần. Việc giảm căng thẳng và lo lắng có thể đem lại tác động tích cực đối với tình trạng bệnh. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà được khuyến nghị bao gồm:

  • Thiền
  • Hít thở sâu
  • Tập thể dục
  • Tránh bị táo bón
  • Tắm nước ấm

Nguồn tài liệu: University Health News

Dịch thuật: DS Lư Nguyễn Cẩm San

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm