lcp

HPV là gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Trần Phước Duy Bảo

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nam khoa, Ngoại khoa

HPV là một trong những loại virus gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. HPV liên quan mật thiết đến nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo,...Cùng MEDIGO tìm hiểu về nguyên nhân gây ra HPV, những biện pháp phòng ngừa quan trọng và các phương pháp đang được sử dụng để kiểm soát và làm giảm nguy cơ của loại virus này.

HPV là gì?

HPV viết tắt của “Human Papillomavirus” là một loại virus gây ra nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục ở con người. HPV có thể gây ra một số loạt các vấn đề sức khỏe, từ các bệnh ngoài da như nốt ruồi, mắt gà đến những bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, và ung thư hậu môn. .

Theo thống kê của Tổ Chức Thế Giới (WHO) cho thấy khoảng 80% người đã được tiếp xúc với virus HPV trong cuộc đời,.

Các nhóm tuổi thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên thường là nhóm có nguy cơ cao nhất về việc mắc HPV do hoạt động tình dục.

HPV là một loại virus gây ra nhiều bệnh, lây qua đường tình dục.

HPV có những chủng nào

Hiện nay, có khoảng 150 loại HPV đã được xác định, ít nhất 40 loại trong số đó lây nhiễm vùng sinh dục. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV là tự giới hạn và không có triệu chứng hoặc không được nhận biết. 

  • Nhiễm HPV thuộc nhóm nguy cơ thấp (như HPV tuýp 6 và 11) gây ra mụn cóc sinh dục và u nhú đường hô hấp.
  • Nhiễm HPV thuộc nhóm nguy cơ cao (như HPV tuýp 16 và 18) gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn và hầu họng. 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus HPV

Chính vì sự đa dạng trong các kiểu hình bệnh lý, do đó những người có dấu hiệu nghi ngờ cần được đánh giá trực tiếp từ các bác sĩ lâm sàng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm hpv ở phụ nữ và nam giới thường gặp, cần biết:

Mụn cóc sinh dục

Là dạng u nhú xuất hiện ở vùng sinh dục của nam hoặc nữ. Thường mọc dạng đơn độc hoặc thành chùm nhiều khối u nhú. Có thể có gai sùi phía trên bề mặt hoặc dạng phẳng, tăng dần về kích thước và số lượng. 

Nhiều trường hợp bỏ sót sang thương như lỗ niệu đạo ở nam, trên cổ tư cung hoặc trong âm đạo ở nữ. Một số tình huống có thể phát hiện dạng này ở vùng hầu họng của người bệnh. Nhóm sang thương này thường có thể tiến triển thành các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Mụn cóc phẳng

Là những nốt u nhú dặng phẳng nhô cao trên bề mặt da. Có thể mọc ở nhiều vị trí da khác nhau trên cơ thể. Rất dễ nhầm lẫn với các dạng “mụn thịt dư” nên thường bỏ sót. Tuy nhiên những dạng này thường lành tính và khó lây.

Mụn cóc phẳng là dấu hiệu để nhận biết nhiễm HPV

Mụn cóc lòng bàn chân

Là những mụn cứng, sần sùi, thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân. Có thể gây ngứa ngát khó chịu.

Nếu bạn hoặc ai đó có bất kỳ triệu chứng hpv hoặc dấu hiệu hpv nghi ngờ nào liên quan đến HPV, quan trọng nhất là phải thăm bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nhiễm hpv

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm HPV

HPV chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc da đến da trong quá trình quan hệ tình dục. Việc tiếp xúc với người nhiễm HPV thông qua quan hệ tình dục là nguyên nhân chính gây ra lây nhiễm.

Quan hệ tình dục không an toàn

Không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su trong quan hệ tình dục tăng nguy cơ lây nhiễm HPV. Đặc biệt là có nhiều đối tác tình dục có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với virus.

Hoạt động tình dục bắt đầu ở tuổi trẻ

Các nhóm tuổi thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên thường là nhóm có nguy cơ cao nhất lây nhiễm HPV do hoạt động tình dục bắt đầu ở độ tuổi này.

Độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HPV

Hệ miễn dịch yếu

Người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (như trong các trường hợp sau phẫu thuật ghép tạng, điều trị ung thư) có nguy cơ cao hơn bị nhiễm HPV và phát triển các bệnh lý liên quan đến virus này.

Quan hệ tình dục từ nhỏ

Quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ, đặc biệt là trước tuổi 18, tăng nguy cơ mắc HPV và các bệnh lý liên quan.

Tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm HPV

Mặc dù hiếm, nhưng HPV cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc với vật dụng như khăn tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân của người nhiễm HPV.

Nhớ rằng, mặc dù quan hệ tình dục là nguyên nhân chính của lây nhiễm HPV, nhưng không phải tất cả các trường hợp HPV đều liên quan đến quan hệ tình dục. Một số loại HPV có thể lây truyền qua tiếp xúc da khác mà không nhất thiết phải là quan hệ tình dục.

Cách phòng ngừa và điều trị nhiễm virus HPV

Phòng tránh và điều trị HPV là hai khía cạnh quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý sự lây lan của virus này. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh và phương pháp điều trị hiện đại:

Phòng Tránh HPV:

  • Tiêm phòng HPV: Việc tiêm phòng là biện pháp phòng tránh chính để ngăn ngừa nhiễm virus HPV. Các loại vắc xin HPV hiện nay bao gồm Gardasil và Cervarix, được khuyến nghị cho cả nam và nữ, thường được tiêm vào độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
  • Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục: Việc sử dụng bảo vệ như bao cao su có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Giảm số lượng đối tác tình dục: Giảm thiểu số lượng đối tác tình dục có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với virus HPV.
  • Thực hiện kiểm tra và sàng lọc định kỳ: Phụ nữ nên thực hiện kiểm tra định kỳ PAP smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung, một trong những bệnh liên quan đến HPV. Các người phụ nữ trẻ cũng nên xem xét việc tham gia vào chương trình tiêm phòng HPV.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp phòng tránh nhiễm HPV hiệu quả.

Điều Trị HPV:

  • Theo dõi và quản lý triệu chứng: Đối với những người nhiễm HPV mà không có biểu hiện lâm sàng, việc theo dõi và quản lý triệu chứng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Loại bỏ mụn cóc: Đối với những người có mụn cóc sinh dục, các phương pháp loại bỏ như đốt, cắt bỏ, đông lạnh hoặc sử dụng thuốc đặc trị có thể được áp dụng để loại bỏ các mụn này.
  • Điều trị các biến chứng liên quan: Đối với những người có biến chứng liên quan đến HPV như các tình trạng về sức khỏe sinh sản hoặc ung thư, các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị có thể được áp dụng dựa trên tình trạng của mỗi người.
  • Hỗ trợ tinh thần và tư vấn: Hỗ trợ tinh thần và tư vấn là một phần quan trọng trong việc quản lý HPV, đặc biệt là đối với những người có các biến chứng liên quan đến virus này.

Quan trọng nhất, việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế và tuân thủ chế độ điều trị được chỉ định bởi chuyên gia y tế là rất quan trọng trong việc quản lý HPV và ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng.

Kết luận

Vi-rút HPV tuy là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh giúp cho bản thân và bạn tình hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm HPV

Việc tiêm phòng HPV là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn chặn nhiễm virus và phát triển các bệnh liên quan. Sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều trị các biến chứng của HPV. Hãy liên hệ ngay đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp của Medigo để được tư vấn và giải đáp triệt để những vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo

  • Sexually Transmitted Infections Treatment Guidelines 2021 - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ

    https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/rr/RR7004a1.htm

    Ngày truy cập: 09/05/2024

  • Tiếp cận và xử trí bệnh nhân bệnh lây truyền qua đường tình dục - Bệnh da liễu thường gặp - Bộ môn da liễu - PGS.TS.BS Lê Ngọc Diệp - NXB Y học - 2020

    https://ump.edu.vn/

    Ngày truy cập: 09/05/2024