lcp

Nhiễm H. pylori có lây không? Biện pháp phòng ngừa và điều trị

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn phát triển trong lớp nhầy của dạ dày. Hầu hết mọi người bị nhiễm trùng này đều có gặp tình trạng viêm dạ dày, nhưng thường không nghiêm trọng đến mức gây ra biến chứng như loét dạ dày

Con đường lây nhiễm HP

Hiện nay, nguyên nhân bị nhiễm HP vẫn chưa sáng tỏ, tuy nhiên nó có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết từ dạ dày hoặc phân của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, HP cũng có thể được tìm thấy trong nước bọt. Nhiễm HP thường lây lan giữa những người tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như gia đình hoặc những người sống cùng nhau trong viện dưỡng lão. Nhiễm H. pylori phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha và Châu Á.

Theo American College of Gastroenterology, hầu hết các trường hợp nhiễm HP đều xuất hiện từ thời thơ ấu và thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Cách vi khuẩn HP lây nhiễm sang trẻ em vẫn chưa được biết, nhưng có khả năng trẻ bị nhiễm khi tiếp xúc gần với một thành viên mang HP trong gia đình.

con-duong-lay-nhiem-vi-khuan-hp.jpg

Triệu chứng nhiễm HP

Hầu hết những người nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Cảm giác “nóng rát” ở dạ dày
  • Khi bụng đói, cảm giác đau nghiêm trọng hơn
  • Buồn nôn hoặc chán ăn
  • Ợ hơi
  • Đầy hơi
  • Sụt cân

trieu-chung-hp.jpg

Chuẩn đoán và điều trị HP

Vì HP là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, kéo dài ở người và hầu hết người bệnh không có triệu chứng, bác sĩ không thường xuyên chỉ định xét nghiệm. Có một số cách để chẩn đoán HP

  • Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu bạn có bị nhiễm bệnh hay không, nhưng không thể biết liệu bạn có bị nhiễm trùng đang hoạt động hay bất hoạt.
  • Kiểm tra hơi thở được thực hiện bằng việc nuốt một chất bị vi khuẩn HP phân hủy. Thở ra vào túi có thể phát hiện các phân tử từ chất do HP tiết ra.
  • Xét nghiệm phân có thể phát hiện một loại protein do HP tiết ra.
  • Nội soi là xét nghiệm sử dụng một ống soi mềm đặt từ miệng vào dạ dày của bạn. Các mẫu lấy từ dạ dày có thể được phát hiện được sự hiện diện của Hp.

nhiem-khuan-hp.jpg

Phác đồ điều trị được khuyến nghị

Nếu bạn xét nghiệm dương tính với HP, bạn sẽ được điều trị với các hình thức phụ thuộc vào một số điều kiện như: nơi sống, mức độ sử dụng thuốc kháng sinh, tiền sử kháng thuốc hoặc có dị ứng với thuốc kháng sinh hay không. Ba phương pháp điều trị được khuyến nghị:

  • Liệu pháp ba thuốc với một loại thuốc làm giảm axit được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI) và hai loại thuốc kháng sinh (Clarithromycin và Amoxicillin).
  • Điều trị bằng 4 loại thuốc là PPI, hai loại thuốc kháng sinh (Tetracycline và Metronidazole) và thuốc kháng axit trong Pepto Bismol, được gọi là bismuth.
  • Điều trị bằng thuốc đồng thời là PPI và ba loại thuốc kháng sinh (Clarithromycin, Amoxicillin và Nitroimidazole).

Điều trị kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Trong thời gian đó, các triệu chứng sẽ được cải thiện. Bốn tuần sau khi điều trị kết thúc, bạn sẽ được kiểm tra lại bằng xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân hoặc nội soi để đảm bảo đã hết HP. Khi tất cả các vi khuẩn đã biến mất, bạn không thể lây nhiễm cho người khác. Điều trị thường thành công, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ HP không đáp ứng hoặc tái phát sau điều trị. Trong những trường hợp này, phác đồ điều trị kết hợp các loại kháng sinh khác sẽ được sử dụng.

dieu-tri-hp.jpg

Một số lưu ý

Không có chế độ ăn kiêng, thực phẩm hoặc chất bổ sung đặc biệt nào được khuyến nghị sử dụng trong quá trình điều trị. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay sau khi thay tã, tiếp xúc với phân hoặc chất nôn của người khác. Đảm bảo thực phẩm bạn ăn và nước uống sạch sẽ là một cách khác để giảm nguy cơ nhiễm HP


Nguồn tài liệu: University Health News

Dịch thuật: DS. Lư Nguyễn Cẩm San

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm