Người bệnh và người nhà rất cần hiểu về các loại thuốc tim mạch thường dùng là gì, biết công dụng và cách dùng thuốc để sử dụng đúng mục đích điều trị. Sau đây sẽ là tổng hợp những thông tin cơ bản về tim mạch cũng như các loại thuốc trị bệnh tim mạch phổ biến hiện nay, cùng theo dõi nhé!
1. Kiến thức cơ bản về tim mạch
Hệ thống tim mạch hay còn được gọi là hệ tuần tuần giữ vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Nó bao gồm 4 bộ phận: Tim, tĩnh mạch, động mạch và mao mạch không thể tách rời nhau.Trong đó, trái tim là bộ phận quan trọng, với khoảng 100,000 lần đập mỗi ngày và có khả năng bơm hơn 10,000 lít máu cho cơ thể chúng ta.
Tim chúng ta có 4 ngăn, gồm 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Giữa chúng có vách ngăn chắc chắn được tạo thành bởi mô liên kết. Các van tim, van lá, van bán nguyệt đều có nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược lên mà sẽ chảy đúng hướng.
Cấu tạo của hệ tuần hoàn và trái tim
Sự hoạt động của tim mạch
Hệ thống tuần hoàn máu là hệ thống kép, sẽ hoạt động khép kín như hình số 8. Trong đó chia thành 2 vòng riêng biệt gọi là tiểu tuần hoàn (tuần hoàn phổi) và đại tuần hoàn (hệ thống tuần hoàn). Khi hoạt động, trái tim sẽ nằm ở giao điểm 2 vòng tuần hoàn này, giữ nhiệm vụ đẩy máu tới mạch máu và di chuyển khắp cơ thể.
Nửa tim bên phải sẽ đảm nhiệm vai trò xả máu nghèo O2, giàu CO2 vào vòng tiểu tuần hoàn để di chuyển tới phổi. Nhiệm vụ của phổi là hấp thụ O2 và thải ra CO2 đi tới nửa tim bên trái. Nửa bên trái sẽ xả máu giàu O2 vào đại tuần hoàn để cung cấp tới toàn bộ cơ quan.
Những căn bệnh tim mạch phổ biến
Bệnh tim mạch thường âm thầm lại gần chúng ta nhưng lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
Tăng huyết áp: Khi áp lực máu dồn lên thành động mạch khiến huyết áp đo được tăng cao hơn so với bình thường, làm tăng gánh nặng cho tim.
Hẹp/hở van tim: Hẹp van tim khi lá van bị dính mép hoặc dày làm hạn chế lưu thông máu. Hở van tim khi van không thể đóng kín, khiến một phần máu bị đẩy ngược vào buồng tim.
Xơ vữa động mạch: Cholesterol và chất béo lắng đọng bám vào thành mạch tạo nên các mảng xơ vữa, khiến động mạch bị cản trở lưu thông máu.
Xơ vữa động mạch khá phổ biến ở người cao tuổi
Thiếu máu cơ tim: Khi lưu lượng máu tới tim giảm, tim không nhận đủ O2 cần thiết để hoạt động.
Nhồi máu cơ tim: Xảy ra đột ngột khi 2 nhánh mạch máu bị tắc, dẫn tới cơ tim chết 1 phần do thiếu máu. Hậu quả nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm cơ tim: Do nhiễm trùng hoặc hóa chất. Thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng có thể gây đột tử khi tiến triển nặng nếu không phát hiện kịp.
Suy tim: Là khi khả năng hoạt động của tim bị suy yếu, không thể thực hiện các chức năng bơm máu bình thường.
Tác động của bệnh tim mạch đến sức khỏe
Đau thắt ngực: Do tim thiếu O2 gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu và toàn bộ tế bào. Người bệnh dễ bị hụt hơi, mệt mỏi và đau thắt ngực.
Bệnh van tim: Van tim hẹp hay hở đều là gánh nặng cho trái tim, khiến cơ thể mệt mỏi nhanh, hụt hơi, chóng mặt, khó thở, phù nề.
Tác động trước mắt: Ảnh hưởng tới năng suất làm việc, tâm lý căng thẳng kéo dài, đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao.
Ảnh hưởng dài lâu: Để lại các biến chứng nặng nề cho cơ thể, nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn.
2. Các loại thuốc tim mạch phổ biến
Thuốc điều trị bệnh tim mạch sẽ điều hòa tim mạch, gây tác động tới mạch máu để hỗ trợ trị bệnh. Hiện nay có 8 loại thuốc tim mạch thường dùng đó là:
Thuốc rối loạn tuần hoàn: Ví dụ như Rutin-Vitamin C. Loại này sẽ ổn định quá trình bơm máu đến các mô, giúp vi mạch co giãn tốt hơn, tác động lên thành mạch làm tăng sức bền.
Thuốc tim mạch giúp ổn định hoạt động, giảm áp lực lên tim
Thuốc trị suy tim: Điển hình là Panangin, Concor. Thuốc sẽ giảm bớt gánh nặng ở tim nhờ tác động để cơ tim tăng co bóp.
Thuốc chống loạn nhịp tim: Có các loại Quinidin, Amiodarone, Beta blocker. Với khả năng là duy trì tình trạng ổn định lúc ban đầu cho chu chuyển tim.
Thuốc chống sốc: Ví dụ là Dopamin, Adrenalin. Giúp thần kinh thực vật được kích thích tại hệ adrenergic.
Thuốc điều trị mỡ máu: Gồm có Amdepin Duo. Sử dụng hoạt chất giúp làm tan mỡ máu, hạn chế tích tụ mảng xơ vữa, giảm tổng hợp lipid.
Thuốc chống thiếu máu cục bộ: Ví dụ gồm Pletaal. Được dùng để tăng O2 cho cơ tim, chữa đau thắt ngực, giảm gánh nặng cho tim.
Thuốc chống đông: Mục đích chính là hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim,... Có 2 cách dùng là đường uống và đường truyền tĩnh mạch
Thuốc hạ áp: Điển hình có SaVi Valsartan, Amlor. Với nhiệm vụ làm giãn mạch, giảm áp lực lên động mạch, từ đó giảm huyết áp về an toàn.
3. Cách sử dụng thuốc tim mạch một cách hiệu quả
Khi gặp vấn đề về tim mạch, đừng tự ý sử dụng thuốc mà chưa nắm rõ. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, và tuân theo chỉ dẫn từ người có chuyên môn.
3.1 Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Liều lượng và thời gian dùng thuốc
Thuốc tim mạch chỉ được phép sử dụng nếu có kê đơn do bác sĩ chuyên khoa đưa. Liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc phải được chỉ định rõ ràng theo từng trường hợp bệnh cụ thể. Tốt nhất người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị vì bác sĩ là người hiểu rõ nhất tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc tim mạch theo đúng liều lượng và hướng dẫn để đạt hiệu quả tối ưu
Tầm quan trọng của việc không bỏ thuốc đột ngột
Nhiều người thấy khi vừa mới giảm được một số triệu chứng bệnh liền ngừng thuốc khi chưa hết thời gian dùng. Điều này khiến cho kết quả điều trị giảm đi đáng kể, chưa kể đến việc bệnh tái phát là điều có thể xảy ra.
Để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất, bệnh nhân cần dùng đủ liều thuốc theo chỉ định, không dừng hay đổi thuốc đột ngột. Nếu có vấn đề, người bệnh cần thường xuyên tái khám để nắm rõ tình hình và thay đổi phác đồ trị bệnh kịp thời.
3.2. Tác dụng phụ của thuốc tim mạch
Hiểu rõ về tác dụng phụ tiềm năng
Bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ dù ít hay nhiều tác dụng phụ. Do đó khi sử dụng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và những tác dụng phụ có thể gặp phải để đề phòng như:
Ho khan, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi
Hạ huyết áp, rối loạn tâm thần
Nồng độ kali máu tăng hoặc giảm
Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, đau bụng
Tăng nhịp tim, tăng đường huyết, nồng độ axit uric tăng, tăng men gan
Nổi mẩn, phát ban...
Thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ và cách xử lý
Nếu gặp tình trạng chóng mặt, đau thắt ngực hoặc bất cứ tác dụng phụ nào hãy thử nằm xuống nghỉ vài phút. Nếu tác dụng phục sau đó vẫn không dừng lại thì hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi phác đồ hoặc liều lượng.
Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi gặp các tác dụng phụ của thuốc
3.3 Tương tác thuốc
Lưu ý về tương tác thuốc
Cần tránh phối hợp một vài loại thuốc để đảm bảo an toàn khi tương tác thuốc, dưới đây là một số cặp tương tác tránh phối hợp với nhau cần chú ý: Acenocoumarol – Tamoxifen; Amiodaron – Moxifloxacin; Amiodaron – Cloroquin; Amiodaron – Fluconazol; Clarithromycin – Ivabradin; Cyclosprin – Rosuvastatin...
Bảo đảm sự an toàn khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc
Bệnh nhân có thể xin tư vấn từ bác sĩ khi muốn sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ trong khi dùng thuốc tim mạch. Ngoài ra nên chú ý tiền sử dị ứng của người bệnh để sử dụng cho phù hợp.
4. Phối hợp thuốc và phương pháp điều trị
Song song với việc dùng thuốc tim mạch, trong quá trình điều trị các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên phối hợp các phương pháp để tăng hiệu quả chữa trị.
4.1 Điều trị bệnh tim mạch mạn tính
Kế hoạch điều trị tổng thể
Sau khi đã chẩn đoán bệnh tim mạn tính, người bệnh sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp giữa nhiều phương pháp với nhau bao gồm uống thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
Một số phương pháp điều trị khác cũng được áp dụng vào quá trình này như phẫu thuật sửa van tim, phẫu thuật ghép tim, tạo nhịp tim bằng máy, khử trùng tim cấy ghép...
Phương pháp phối hợp thuốc và thay đổi lối sống
Dùng thuốc tim mạch được kê đơn theo đúng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau hoặc thay đổi loại thuốc theo sự tiến triển của bệnh.
Phối hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống để tăng tác dụng điều trị
Bệnh nhân tim mạch cũng được khuyên thay đổi lối sống lành mạnh gồm:
Bỏ hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý.
Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc.
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tốt cho tim mạch.
Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng với những bài thực hành thiền.
4.2 Phòng ngừa bệnh tim mạch
Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học kết hợp tập luyện là cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dễ dàng.
Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống
Duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng do thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn lành mạnh: Giảm muối, ăn đồ luộc hoặc hấp, tăng cường nhiều chất xơ và vitamin, tính toán lượng nước nạp vào cơ thể.
Nếu muốn dùng thêm thực phẩm hỗ trợ chức năng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tập thể dục đều đặn và luyện tập
Thường xuyên tập thể dục hàng ngày bằng các bài thể dục phù hợp với thể trạng. Vận động cũng giúp lưu thông máu tốt hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân, hạn chế tích tụ chất béo.
5. Mua Online thuốc tim mạch tại nhà thuốc 24h Medigo App
Để nhận thuốc tim mạch giao tận nhà sau 30 phút, bạn chỉ cần lên ứng dụng MEDIGO và đặt ngay.
30 phút gọi ship liền, miễn phí giao hàng khi chọn ship trong 3 giờ.
Đa dạng đầy đủ hơn 10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm,...
Đội ngũ trình dược viên tư vấn miễn phí 24/7.
Hệ thống nhà thuốc Medigo trải rộng khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Thuốc được đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
6. Câu hỏi thường gặp
Thuốc tim mạch có dùng được cho phụ nữ có thai không?
Phụ nữ bị tim bẩm sinh muốn mang thai phải hỏi ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc đang dùng, để bác sĩ điều chỉnh hoặc kê toa khác an toàn cho mẹ bầu.
Dùng thuốc tim mạch thời gian dài có ảnh hưởng sức khỏe không?
Bệnh tim mạch cần được chữa trị theo đúng phác đồ, không thể dừng thuốc sớm hoặc sử dụng quá lâu so với chỉ định của bác sĩ.
Thuốc tim mạch có được dùng chung với gừng không?
Gừng có tính nóng và thường được dùng như một vị thuốc để hỗ trợ hạ cholesterol, ngăn ngừa huyết khối, tăng cường lưu thông máu... Vì thế có thể kết hợp được.
Thuốc tim mạch thường chỉ được dùng khi có kê đơn từ bác sĩ với phác đồ điều trị cụ thể. Do đó hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về thuốc tim mạch. Để đặt thuốc giao liền trong 3 giờ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Người bệnh và người nhà rất cần hiểu về các loại thuốc tim mạch thường dùng là gì, biết công dụng và cách dùng thuốc để sử dụng đúng mục đích điều trị. Sau đây sẽ là tổng hợp những thông tin cơ bản về tim mạch cũng như các loại thuốc trị bệnh tim mạch phổ biến hiện nay, cùng theo dõi nhé!
1. Kiến thức cơ bản về tim mạch
Hệ thống tim mạch hay còn được gọi là hệ tuần tuần giữ vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Nó bao gồm 4 bộ phận: Tim, tĩnh mạch, động mạch và mao mạch không thể tách rời nhau.Trong đó, trái tim là bộ phận quan trọng, với khoảng 100,000 lần đập mỗi ngày và có khả năng bơm hơn 10,000 lít máu cho cơ thể chúng ta.
Tim chúng ta có 4 ngăn, gồm 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Giữa chúng có vách ngăn chắc chắn được tạo thành bởi mô liên kết. Các van tim, van lá, van bán nguyệt đều có nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược lên mà sẽ chảy đúng hướng.
Cấu tạo của hệ tuần hoàn và trái tim
Sự hoạt động của tim mạch
Hệ thống tuần hoàn máu là hệ thống kép, sẽ hoạt động khép kín như hình số 8. Trong đó chia thành 2 vòng riêng biệt gọi là tiểu tuần hoàn (tuần hoàn phổi) và đại tuần hoàn (hệ thống tuần hoàn). Khi hoạt động, trái tim sẽ nằm ở giao điểm 2 vòng tuần hoàn này, giữ nhiệm vụ đẩy máu tới mạch máu và di chuyển khắp cơ thể.
Nửa tim bên phải sẽ đảm nhiệm vai trò xả máu nghèo O2, giàu CO2 vào vòng tiểu tuần hoàn để di chuyển tới phổi. Nhiệm vụ của phổi là hấp thụ O2 và thải ra CO2 đi tới nửa tim bên trái. Nửa bên trái sẽ xả máu giàu O2 vào đại tuần hoàn để cung cấp tới toàn bộ cơ quan.
Những căn bệnh tim mạch phổ biến
Bệnh tim mạch thường âm thầm lại gần chúng ta nhưng lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
Tăng huyết áp: Khi áp lực máu dồn lên thành động mạch khiến huyết áp đo được tăng cao hơn so với bình thường, làm tăng gánh nặng cho tim.
Hẹp/hở van tim: Hẹp van tim khi lá van bị dính mép hoặc dày làm hạn chế lưu thông máu. Hở van tim khi van không thể đóng kín, khiến một phần máu bị đẩy ngược vào buồng tim.
Xơ vữa động mạch: Cholesterol và chất béo lắng đọng bám vào thành mạch tạo nên các mảng xơ vữa, khiến động mạch bị cản trở lưu thông máu.
Xơ vữa động mạch khá phổ biến ở người cao tuổi
Thiếu máu cơ tim: Khi lưu lượng máu tới tim giảm, tim không nhận đủ O2 cần thiết để hoạt động.
Nhồi máu cơ tim: Xảy ra đột ngột khi 2 nhánh mạch máu bị tắc, dẫn tới cơ tim chết 1 phần do thiếu máu. Hậu quả nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm cơ tim: Do nhiễm trùng hoặc hóa chất. Thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng có thể gây đột tử khi tiến triển nặng nếu không phát hiện kịp.
Suy tim: Là khi khả năng hoạt động của tim bị suy yếu, không thể thực hiện các chức năng bơm máu bình thường.
Tác động của bệnh tim mạch đến sức khỏe
Đau thắt ngực: Do tim thiếu O2 gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu và toàn bộ tế bào. Người bệnh dễ bị hụt hơi, mệt mỏi và đau thắt ngực.
Bệnh van tim: Van tim hẹp hay hở đều là gánh nặng cho trái tim, khiến cơ thể mệt mỏi nhanh, hụt hơi, chóng mặt, khó thở, phù nề.
Tác động trước mắt: Ảnh hưởng tới năng suất làm việc, tâm lý căng thẳng kéo dài, đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao.
Ảnh hưởng dài lâu: Để lại các biến chứng nặng nề cho cơ thể, nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn.
2. Các loại thuốc tim mạch phổ biến
Thuốc điều trị bệnh tim mạch sẽ điều hòa tim mạch, gây tác động tới mạch máu để hỗ trợ trị bệnh. Hiện nay có 8 loại thuốc tim mạch thường dùng đó là:
Thuốc rối loạn tuần hoàn: Ví dụ như Rutin-Vitamin C. Loại này sẽ ổn định quá trình bơm máu đến các mô, giúp vi mạch co giãn tốt hơn, tác động lên thành mạch làm tăng sức bền.
Thuốc tim mạch giúp ổn định hoạt động, giảm áp lực lên tim
Thuốc trị suy tim: Điển hình là Panangin, Concor. Thuốc sẽ giảm bớt gánh nặng ở tim nhờ tác động để cơ tim tăng co bóp.
Thuốc chống loạn nhịp tim: Có các loại Quinidin, Amiodarone, Beta blocker. Với khả năng là duy trì tình trạng ổn định lúc ban đầu cho chu chuyển tim.
Thuốc chống sốc: Ví dụ là Dopamin, Adrenalin. Giúp thần kinh thực vật được kích thích tại hệ adrenergic.
Thuốc điều trị mỡ máu: Gồm có Amdepin Duo. Sử dụng hoạt chất giúp làm tan mỡ máu, hạn chế tích tụ mảng xơ vữa, giảm tổng hợp lipid.
Thuốc chống thiếu máu cục bộ: Ví dụ gồm Pletaal. Được dùng để tăng O2 cho cơ tim, chữa đau thắt ngực, giảm gánh nặng cho tim.
Thuốc chống đông: Mục đích chính là hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim,... Có 2 cách dùng là đường uống và đường truyền tĩnh mạch
Thuốc hạ áp: Điển hình có SaVi Valsartan, Amlor. Với nhiệm vụ làm giãn mạch, giảm áp lực lên động mạch, từ đó giảm huyết áp về an toàn.
3. Cách sử dụng thuốc tim mạch một cách hiệu quả
Khi gặp vấn đề về tim mạch, đừng tự ý sử dụng thuốc mà chưa nắm rõ. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, và tuân theo chỉ dẫn từ người có chuyên môn.
3.1 Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Liều lượng và thời gian dùng thuốc
Thuốc tim mạch chỉ được phép sử dụng nếu có kê đơn do bác sĩ chuyên khoa đưa. Liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc phải được chỉ định rõ ràng theo từng trường hợp bệnh cụ thể. Tốt nhất người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị vì bác sĩ là người hiểu rõ nhất tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc tim mạch theo đúng liều lượng và hướng dẫn để đạt hiệu quả tối ưu
Tầm quan trọng của việc không bỏ thuốc đột ngột
Nhiều người thấy khi vừa mới giảm được một số triệu chứng bệnh liền ngừng thuốc khi chưa hết thời gian dùng. Điều này khiến cho kết quả điều trị giảm đi đáng kể, chưa kể đến việc bệnh tái phát là điều có thể xảy ra.
Để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất, bệnh nhân cần dùng đủ liều thuốc theo chỉ định, không dừng hay đổi thuốc đột ngột. Nếu có vấn đề, người bệnh cần thường xuyên tái khám để nắm rõ tình hình và thay đổi phác đồ trị bệnh kịp thời.
3.2. Tác dụng phụ của thuốc tim mạch
Hiểu rõ về tác dụng phụ tiềm năng
Bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ dù ít hay nhiều tác dụng phụ. Do đó khi sử dụng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và những tác dụng phụ có thể gặp phải để đề phòng như:
Ho khan, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi
Hạ huyết áp, rối loạn tâm thần
Nồng độ kali máu tăng hoặc giảm
Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, đau bụng
Tăng nhịp tim, tăng đường huyết, nồng độ axit uric tăng, tăng men gan
Nổi mẩn, phát ban...
Thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ và cách xử lý
Nếu gặp tình trạng chóng mặt, đau thắt ngực hoặc bất cứ tác dụng phụ nào hãy thử nằm xuống nghỉ vài phút. Nếu tác dụng phục sau đó vẫn không dừng lại thì hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi phác đồ hoặc liều lượng.
Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi gặp các tác dụng phụ của thuốc
3.3 Tương tác thuốc
Lưu ý về tương tác thuốc
Cần tránh phối hợp một vài loại thuốc để đảm bảo an toàn khi tương tác thuốc, dưới đây là một số cặp tương tác tránh phối hợp với nhau cần chú ý: Acenocoumarol – Tamoxifen; Amiodaron – Moxifloxacin; Amiodaron – Cloroquin; Amiodaron – Fluconazol; Clarithromycin – Ivabradin; Cyclosprin – Rosuvastatin...
Bảo đảm sự an toàn khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc
Bệnh nhân có thể xin tư vấn từ bác sĩ khi muốn sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ trong khi dùng thuốc tim mạch. Ngoài ra nên chú ý tiền sử dị ứng của người bệnh để sử dụng cho phù hợp.
4. Phối hợp thuốc và phương pháp điều trị
Song song với việc dùng thuốc tim mạch, trong quá trình điều trị các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên phối hợp các phương pháp để tăng hiệu quả chữa trị.
4.1 Điều trị bệnh tim mạch mạn tính
Kế hoạch điều trị tổng thể
Sau khi đã chẩn đoán bệnh tim mạn tính, người bệnh sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp giữa nhiều phương pháp với nhau bao gồm uống thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
Một số phương pháp điều trị khác cũng được áp dụng vào quá trình này như phẫu thuật sửa van tim, phẫu thuật ghép tim, tạo nhịp tim bằng máy, khử trùng tim cấy ghép...
Phương pháp phối hợp thuốc và thay đổi lối sống
Dùng thuốc tim mạch được kê đơn theo đúng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau hoặc thay đổi loại thuốc theo sự tiến triển của bệnh.
Phối hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống để tăng tác dụng điều trị
Bệnh nhân tim mạch cũng được khuyên thay đổi lối sống lành mạnh gồm:
Bỏ hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý.
Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc.
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tốt cho tim mạch.
Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng với những bài thực hành thiền.
4.2 Phòng ngừa bệnh tim mạch
Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học kết hợp tập luyện là cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dễ dàng.
Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống
Duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng do thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn lành mạnh: Giảm muối, ăn đồ luộc hoặc hấp, tăng cường nhiều chất xơ và vitamin, tính toán lượng nước nạp vào cơ thể.
Nếu muốn dùng thêm thực phẩm hỗ trợ chức năng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tập thể dục đều đặn và luyện tập
Thường xuyên tập thể dục hàng ngày bằng các bài thể dục phù hợp với thể trạng. Vận động cũng giúp lưu thông máu tốt hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân, hạn chế tích tụ chất béo.
5. Mua Online thuốc tim mạch tại nhà thuốc 24h Medigo App
Để nhận thuốc tim mạch giao tận nhà sau 30 phút, bạn chỉ cần lên ứng dụng MEDIGO và đặt ngay.
30 phút gọi ship liền, miễn phí giao hàng khi chọn ship trong 3 giờ.
Đa dạng đầy đủ hơn 10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm,...
Đội ngũ trình dược viên tư vấn miễn phí 24/7.
Hệ thống nhà thuốc Medigo trải rộng khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Thuốc được đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
6. Câu hỏi thường gặp
Thuốc tim mạch có dùng được cho phụ nữ có thai không?
Phụ nữ bị tim bẩm sinh muốn mang thai phải hỏi ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc đang dùng, để bác sĩ điều chỉnh hoặc kê toa khác an toàn cho mẹ bầu.
Dùng thuốc tim mạch thời gian dài có ảnh hưởng sức khỏe không?
Bệnh tim mạch cần được chữa trị theo đúng phác đồ, không thể dừng thuốc sớm hoặc sử dụng quá lâu so với chỉ định của bác sĩ.
Thuốc tim mạch có được dùng chung với gừng không?
Gừng có tính nóng và thường được dùng như một vị thuốc để hỗ trợ hạ cholesterol, ngăn ngừa huyết khối, tăng cường lưu thông máu... Vì thế có thể kết hợp được.
Thuốc tim mạch thường chỉ được dùng khi có kê đơn từ bác sĩ với phác đồ điều trị cụ thể. Do đó hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về thuốc tim mạch. Để đặt thuốc giao liền trong 3 giờ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.