5 sự thật về tinh bột nghệ đỏ có thể bạn chưa biết
Ngày cập nhật
BS.CKI Nguyễn Thị Minh Tuyết
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình
1. Tinh bột nghệ đỏ không phải là bột nghệ
Tinh bột nghệ đỏ là tinh bột được chế xuất từ nghệ đỏ, còn được gọi là nghệ nếp. Đây là loại nghệ được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Để làm tinh bột nghệ đỏ, người ta chọn những củ nghệ tươi ngon nhất, tiến hành tách tinh dầu bằng máy móc công nghệ hiện đại. Hiện nay, tinh bột nghệ đỏ thường được sử dụng để uống hoặc đắp mặt.
Tinh bột nghệ đỏ không phải là bột nghệ
So với dạng bột truyền thống, dạng tinh bột sẽ không gây ra mùi hăng khó chịu và ít gây kích ứng da hơn.
2. Tinh bột nghệ đỏ không có màu đỏ
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường là tinh bột nghệ vàng có màu vàng nhưng tinh bột nghệ đỏ thì không như vậy.
Thật sự thì các loại tinh bột nghệ đỏ lại có đặc điểm nhận dạng khá giống tinh bột nghệ vàng ở một số phương diện sau như:
- Màu sắc: màu vàng nhưng đậm hơn so với tinh bột nghệ vàng
- Độ mịn: tinh bột cực mịn, không vón cục, không lợn cợn
- Mùi: thơm mùi đặc trưng của nghệ, không bị nồng như nghệ tươi
- Vị: có vị nghệ nhẹ và không bị đắng
- Khối lượng: thường thì nghệ đỏ sẽ nhỏ, do đó khối lượng cần thiết để tạo ra tinh bột nghệ đỏ sẽ cao hơn gấp nhiều lần tinh bột nghệ vàng.
Với những điểm này, nhiều người sẽ dễ dàng nhầm lẫn tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ đỏ. Do đó bạn cần biết cách phân biệt và chọn địa điểm mua tinh bột uy tín, chất lượng.
Tinh bột nghệ đỏ không có màu đỏ
3. Tinh bột nghệ đỏ có lượng curcumin gấp 4 lần so với tinh bột nghệ vàng
Theo các nhà khoa học dược liệu Việt Nam, hàm lượng curcumin trong nghệ đỏ rất cao, khoảng 4,7 - 5,2% trong 100mg tinh bột nghệ, cao gấp 4 lần nghệ vàng.
Vì vậy, tinh bột nghệ đỏ có giá trị cao cho sức khỏe hơn hẳn. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ để hỗ trợ chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm khớp, thừa cân và các bệnh về tim mạch.
4. Tinh bột nghệ đỏ có giá đắt hơn tinh bột nghệ vàng
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nghệ đỏ chứa nhiều curcumin hơn nghệ vàng, nhưng lại không phổ biến và kích thước củ nhỏ hơn.
Vì thế, để sản xuất 1kg tinh bột nghệ đỏ cần tới 23-25kg nghệ đỏ tươi, mà đối với tinh bột nghệ vàng thì người ta chỉ cần 10-20kg nghệ vàng tươi để sản xuất 1kg tinh bột mà thôi.
Tinh bột nghệ đỏ có giá đắt hơn tinh bột nghệ vàng
Đó chính là lý do mà giá của tinh bột nghệ đỏ thường cao hơn nhiều so với tinh bột nghệ vàng, thậm chí có giá trên 1 triệu đồng/kg. Bên cạnh đó, đối với những cơ sở rồng nghệ theo phương pháp hữu cơ và không sử dụng hóa chất, giá thành sẽ cao gấp đôi do cần đầu tư lượng lớn nhân công và công nghệ cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quá trình chế biến và sản xuất tinh bột nghệ cũng cần phải được kiểm tra thường xuyên và cải tiến để đảm bảo chất lượng đạt tối đa.
Và tất cả đó chính là nguyên nhân làm cho giá thành tinh bột nghệ luôn đắt hơn nhiều so với tinh bột nghệ vàng.
5. Tinh bột nghệ đỏ có tính "nóng" hơn tinh bột nghệ vàng
Mặc dù giàu curcumin nhưng hiện nay lại không có nhiều người sử dụng tinh bột nghệ nếp. Bên cạnh do giá thành cao thì còn một nguyên nhân nữa là do bột nghệ đỏ có tính "nóng" hơn tinh bột nghệ vàng.
Tinh bột nghệ vàng được lựa chọn phổ vì màu nhạt, xốp và cũng có tính mát hơn. Với giá thành hợp lý, nhiều người ưu tiên lựa chọn tinh bột nghệ vàng để làm đẹp cũng như chữa bệnh.
Tinh bột nghệ đỏ có tính "nóng" hơn tinh bột nghệ vàng
Tinh bột nghệ đỏ hay nghệ vàng đều có những đặc trưng và công dụng riêng. Do đó bạn cần phải biết nhu cầu, điều kiện của mình để lựa chọn loại tinh bột phù hợp nhất với mình.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(6 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm