lcp

Tinh dầu tràm trà trị mụn được không?

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Tinh dầu tràm trà trị mụn được không? Hãy để Medigo giải đáp giúp bạn chi tiết thông tin tác dụng trị mụn của loại tinh dầu này nhé.

1. Đặc điểm của dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây trà mọc ở vùng đầm lầy ven biển nước Úc, có dạng chất lỏng màu vàng nhạt hoặc không màu. Mùi thơm đặc trưng của tinh dầu mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho người dùng. Ngoài ra, dầu tràm trà còn có tác dụng trị mụn, chống chấy rận, gàu và côn trùng cắn, nhờ thành phần chứa 28-30 hợp chất hóa học khác nhau.

Các thành phần chính bao gồm Terpinen-4-ol (46,6%) - hỗ trợ điều trị nấm và sát khuẩn, cineol (1,8-2,4%) - thường sử dụng trong mỹ phẩm và dược phẩm cũng như trong sản xuất các sản phẩm chống côn trùng và Terpinene (10-25%), Terpinene (18,6-23,65%). Dầu tràm trà là một tinh dầu tự nhiên đa năng, mang lại lợi ích cho làn da và sức khỏe tổng thể.

tinh dầu tràm trà trị mụn

_Tinh dầu tràm trà trị mụn được chiết xuất từ lá cây trà với nhiều tác dụng làm đẹp _

2. Dùng dầu tràm trà có trị mụn được không?

Thực tế, hầu hết những đánh giá từ người dùng thì tinh dầu tràm trà có khả năng trị mụn nhẹ và vừa khá tốt. Mụn quá to cần sử dụng với thời gian lâu hơn để có hiệu quả. So với các hoạt chất khác như tretinoin, benzoyl peroxide, sulfur, tinh dầu tràm trà không trị mụn quá nhanh nhưng lại ít gây tình trạng bong tróc, khô, rát và đỏ da.

Cách dùng tinh dầu tràm trà trị mụn đơn giản nhất là kết hợp với các sản phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng để ngừa mụn và kiềm dầu, giúp việc sử dụng tiện lợi và hỗ trợ điều trị mụn nhanh chóng hơn. Ngoài ra, thai phụ và mẹ cho con bú cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà đã pha loãng để trị mụn.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng nguyên chất tinh dầu tràm trà trực tiếp trên da nhạy cảm hoặc trong thời kỳ thay đổi nội tiết tố, để tránh gây kích ứng. Một số trường hợp cũng báo cáo về tác dụng phụ hoặc mẫn cảm khi sử dụng tinh dầu tràm trà, như sưng đỏ hay nổi mụn. Điều quan trọng là mỗi người nên tự trải nghiệm để biết liệu hoạt chất trị mụn này phù hợp với da hay không.

cách dùng tinh dầu tràm trà trị mụn

Tinh dầu tràm trà có khả năng hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả

3. Một số công dụng khác của tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được sử dụng là thành phần trong nhiều sản phẩm làm đẹp. Bên cạnh đó, một số công dụng khác của loại tinh dầu này phải kể đến như:

  • **Nước rửa tay: **Nhiều sản phẩm nước rửa tay có thành phần là tinh dầu tràm trà do tác dụng sát khuẩn của tinh dầu tràm trà khá tốt.
  • **Khử mùi vùng da dưới cánh tay: **Bên cạnh tác dụng sát khuẩn, tinh dầu còn có khả năng khử mùi khá tốt nhờ hương thơm dễ chịu, dịu nhẹ. Vì vậy khi sử dụng tinh dầu tràm trà sẽ giúp vùng da dưới cánh tay khô thoáng và sạch sẽ hơn.
  • **Khử trùng: **Tinh dầu tràm trà có thể kết hợp cùng tinh dầu dừa để bôi lên vùng da bị côn trùng cắn để kháng khuẩn và làm dịu vết thương.
  • **Cải thiện tình trạng nấm móng: **Nấm tay, nấm chân được điều trị khá tốt khi sử dụng tinh dầu tràm trà.
  • Làm dịu vùng da bị viêm: Tinh dầu tràm trà và tinh dầu oliu kết hợp sẽ tạo thành hỗn hợp trị viêm da hiệu quả. Có thể sử dụng hỗn hợp này để làm giảm viêm vùng da bị mẩn đỏ, bị thương hoặc các vết côn trùng cắn.
  • **Trị gàu: **Một số nghiên cứu đã chứng minh dầu gội có thành phần là tinh dầu tràm trà có khả năng làm giảm tới 40% gàu sau 4 tuần sử dụng.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà hoặc bất kỳ loại tinh dầu nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin và đảm bảo an toàn trong sử dụng.

tinh dầu tràm trà trị mụn

Tinh dầu tràm được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng khác nhau

4. Cách dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có nhiều ứng dụng hữu ích đối với từng đối tượng người dùng. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu tràm trà cụ thể:

Đối với người lớn

  • Trị mụn trứng cá: Bôi tinh dầu tràm trà 5% có hiệu quả tương đương benzoyl peroxide 5% trong điều trị mụn trứng cá. Tinh dầu tràm trà ít gây kích ứng da mặt hơn so với Benzoyl Peroxide.
  • Điều trị nấm móng chân: Sử dụng dung dịch tinh dầu tràm trà 100% bôi lên vùng da chân bị nấm 2 lần mỗi ngày trong 6 tháng. Dung dịch này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn móng chân do nấm. Tuy nhiên, nồng độ thấp hơn clotrimazole 1%, tinh dầu tràm trà có vẻ không hiệu quả.
  • Điều trị nấm da chân: Sử dụng kem chứa 10% tinh dầu tràm trà cải thiện triệu chứng bệnh nấm da chân tương đương Tolnaftate 1%. Tuy nhiên, kem chứa 10% tinh dầu tràm trà dường như không có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn.

tinh dầu tràm trà có trị mụn ẩn không

Sử dụng tinh dầu tràm trà trong điều trị mụn, nấm móng chân và nấm da chân

Đối với trẻ em

  • Rửa mí mắt bằng dung dịch dầu tràm trà 50% hoặc massage mí mắt với thuốc mỡ chứa 5% cây trà. Thời gian điều trị kéo dài từ 4 đến 6 tuần để đảm bảo hiệu quả tối đa.
  • Đối với bệnh nhiễm trùng da, phương pháp điều trị gồm việc thoa tinh dầu tràm trà pha thêm 0,004 ml Iot lên vùng da bị nhiễm trùng hai lần mỗi ngày. Thời gian điều trị kéo dài trong khoảng 30 ngày cho đến khi vết thương hoàn toàn lành lại, đảm bảo sự phục hồi hoàn hảo cho làn da.

Trong trường hợp mụn cóc do virus, việc sử dụng dung dịch tinh dầu tràm trà trị mụn thoa lên mụn cóc một lần mỗi ngày trong suốt 12 ngày là biện pháp hiệu quả để loại bỏ triệt để mụn cóc và ngăn ngừa tái phát.

5. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà

Lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn, hãy cân nhắc các điều sau hoặc tìm tư vấn từ bác sĩ:

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
  • Kiểm tra các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn với tinh dầu tràm trà.
  • Nếu bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của tinh dầu tràm trà hoặc các loại thuốc hoặc thảo mộc khác, hãy tránh sử dụng.
  • Nếu bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà.
  • Nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào đối với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật, hãy cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu tràm trà.

Cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn về tinh dầu tràm trà để đánh giá mức độ an toàn của loại dược liệu này. Đồng thời, hãy xem xét kỹ lưỡng lợi ích và những nguy cơ có thể gặp phải trước khi quyết định sử dụng tinh dầu tràm trà. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến và tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng tinh dầu tràm trà.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây của Medigo, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi liệu tinh dầu tràm trà trị mụn hay không. Nếu bạn thích sản phẩm này, hãy thử mua về và trải nghiệm. Tuy nhiên, đừng quên tuân thủ các lưu ý khi sử dụng để hạn chế các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm