lcp

Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Khác với những cung bậc cảm xúc thông thường, rối loạn lưỡng cực đưa người bệnh vào hành trình đầy biến động, nơi họ chìm đắm trong niềm hân hoan bất tận hay chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng ê chề. Vậy cụ thể hai thái cực đối lập hưng cảm - trầm cảm ở người bệnh rối loạn lưỡng cực biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân do đâu, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa thế nào? Hãy cùng dược sĩ Medigo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Rối loạn lưỡng cực là gì? Khác gì so với rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)

Rối loạn lưỡng cực có tên khoa học là Bipolar Disorder, được định nghĩa là một bệnh lý rối loạn tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ, trong đó cảm xúc người bệnh thường dâng cao vào giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ và xuống thấp ở giai đoạn trầm cảm(1)

>> Lo lắng bản thân đang mắc rối loạn lưỡng cực? Trò chuyện ngay với BS.CKI Tâm Lý Lê Thị Thúy Ngân!

Tâm trạng lên xuống thất thường nhiều lần gây tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ, hành vi, năng lượng, khả năng phán đoán cũng như suy nghĩ rõ ràng của người bệnh. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 2.8% dân số Hoa Kỳ, tuy chúng chúng kéo suốt đời nhưng bạn có thể kiểm soát những thay đổi tâm trạng và các triệu chứng đi kèm nhờ việc tuân thủ điều trị.

người bị rối loạn lưỡng cực trải qua trạng thái hưng cảm và trầm cảm

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường rơi vào 2 trạng thái đối lập nhau là hưng cảm và trầm cảm  

Phân biệt rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn lưỡng cựcrối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder) có các triệu chứng tương tự nhau và thường nhầm lẫn với nhau, nhưng chúng là 2 tình trạng riêng biệt nhau. 

Trong đó, rối loạn nhân cách ranh giới là tình trạng sức khỏe tâm thần được biểu hiện bằng sự thay đổi tâm trạng cực độ, sự bốc đồng và bất ổn trong các mối quan hệ cá nhân. Lúc này, người bệnh có nỗi sợ bị bỏ rơi mãnh liệt và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là khi tức giận. Tình trạng này khiến họ khó duy trì các mối quan hệ và dễ dẫn đến hành động tự làm hại bản thân(2).

>> Ngại đến phòng khám tâm lý? Tư vấn với Bác sĩ Online tại MEDIGO để được đảm bảo quyền riêng tư!

2. Phân loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Dựa trên thời gian kéo dài và đặc điểm các triệu chứng mà phân loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực thành các dạng chính như sau(1)(3)

  • Rối loạn lưỡng cực I: Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực loại I thường trải qua ít nhất 1 đợt hưng cảm trước hoặc sau một cơn hưng cảm nhẹ hay trầm cảm. Trong đó, các cơn hưng cảm của bạn phải kéo dài ít nhất 1 tuần hoặc nghiêm trọng đến mức nhập viện còn cơn trầm cảm xảy ra ít nhất 2 tuần. Mức độ ảnh hưởng của chúng là như nhau dù là nam hay nữ.
rối loạn lưỡng cực với cơn hưng phấn

Rối loạn lưỡng cực loại I đặc trưng với cơn hưng phấn kéo dài ít nhất 1 tuần 

  • Rối loạn lưỡng cực II: Lưỡng cực loại II được xác định bằng sự xuất hiện của một cơn trầm cảm nặng kéo dài ít nhất 2 tuần và đồng thời xảy ra 1 đợt hưng cảm nhẹ khoảng 4 ngày. Loại này xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. 
  • Rối loạn lưỡng cực chu kỳ: Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực chu kỳ thường trải qua các giai đoạn hưng cảm nhẹ và trầm cảm nhẹ kéo dài ít nhất 2 năm ở người trưởng thành và 1 năm ở trẻ em hay thanh thiếu niên. Các triệu chứng ở giai đoạn này thường diễn ra ngắn hơn và không dữ dội như ở loại I và loại II.
  • Rối loạn khác: Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực còn xảy ra do chất kích thích hay thuốc gây ra hoặc do một số bệnh lý như bệnh Cushing, đột quỵ hay đa xơ cứng.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rối loạn lưỡng cực

3.1. Nguyên nhân

Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực, nhưng các nhà khoa học cho biết rằng chúng có thể xuất phát do các nguyên nhân sau(4)

  • Yếu tố di truyền: Rối loạn lưỡng cực xảy ra phổ biến hơn ở những người có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh.
  • Não bộ: Sự thay đổi cấu trúc, chức năng của não bộ hay mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin hoặc hormone liên quan đến não cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực. 
  • Yếu tố môi trường: Các sự kiện trong cuộc sống như mất người thân, ly hôn, căng thẳng quá mức cũng góp phần vào việc phát triển của bệnh lý này. 

3.2. Yếu tố nguy cơ 

Bên cạnh yếu tố di truyền và yếu tố môi trường thì việc lạm dụng ma túy hay rượu bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

4. Rối loạn lưỡng cực biểu hiện như thế nào?

4.1. Biểu hiện giai đoạn hưng cảm

Giai đoạn hưng cảm khiến cho tâm trạng của người bệnh dâng cao bất thường với các biểu hiện chính như sau: 

  • Tâm trạng của người bệnh thay đổi thất thường từ bồn chồn sang vui mừng, hi vọng, phấn khích và thậm chí là tức giận, thù địch. 
  • Cảm thấy mình đặc biệt tài năng, quyền lực, tự tin thái hóa, luôn phóng đại và thổi phồng về bản thân.
người rối loạn lưỡng cực tự tin thái quá về bản thân

Rối loạn lưỡng cực có thể khiến người bệnh tự tin thái hóa về bản thân mình 

  • Gia tăng năng lượng quá mức, tăng ham muốn quan hệ tình dục và giảm nhu cầu ngủ nghỉ. 
  • Có những hành vi bốc đồng, liều lĩnh và nguy hiểm như đột ngột xin nghỉ việc, lạm dụng ma túy, rượu bia hay quan hệ tình dục không an toàn. 
  • Suy nghĩ nhanh, nói nhanh và mất khả năng tập trung. 

4.2. Biểu hiện giai đoạn hưng cảm nhẹ

Các triệu chứng ở giai đoạn hưng cảm nhẹ ít nặng nề hơn so với giai đoạn hưng cảm, cụ thể là: 

  • Hoạt động xã hội tích cực hơn bằng cách giao lưu và kết nhiều bạn mới. 
  • Giảm nhu cầu ngủ, tăng cường năng lượng, hoạt động nhiều hơn bình thường. 
  • Tự tin hơn mức bình thường và tăng khả năng sáng tạo. 

4.3. Biểu hiện giai đoạn trầm cảm 

Trái ngược với giai đoạn hưng cảm, các biểu hiện ở giai đoạn trầm cảm thường nghiêm trọng hơn: 

  • Tâm trạng trở nên chán nản chẳng hạn như cảm thấy buồn, chán nản, tuyệt vọng, cáu kỉnh hay khóc. 
  • Không cảm thấy thích thú hay mất hứng thú rõ rệt với hầu hết các hoạt động.  
  • Thay đổi khẩu vị ăn uống dẫn đến tăng cân hay giảm cân không kiểm soát. 
  • Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, thiếu quyết đoán và khó đưa ra quyết định. 
  • Thường suy nghĩ đến cái chết hoặc cố gắng tự tử.
biểu hiện giai đoạn trầm cảm ở người rối loạn lưỡng cực

Ở giai đoạn trầm cảm, người bệnh cảm thấy mất hứng thú với các hoạt động mà bản thân từng yêu thích 

  • Ngủ quá nhiều hay thường xuyên mất ngủ. 
  • Cảm thấy bồn chồn và có những hành vi chậm chạp.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực

5.1. Phương pháp chẩn đoán

Để xác định xem bạn có mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay không, bác sĩ có thể thực hiện các đánh giá sau(1)

  • Đánh giá trạng thái tâm thần: để giúp cho quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng hơn, bác sĩ tâm thần sẽ trò chuyện với người bệnh và hỏi họ về những thói quen, suy nghĩ và cảm xúc hay trò chuyện với những người thân quen với người bệnh để biết thêm về những triệu chứng đó. 
  • Biểu đồ tâm trạng: bác sĩ có thể cho bệnh nhân ghi chép lại tâm trạng, thói quen đi ngủ, phản ứng cảm xúc cơ thể hoặc các yếu tố có liên quan khác mỗi ngày để chẩn đoán và tìm ra cách điều trị phù hợp. 
  • Khám sức khỏe: chuyên gia y tế tiến hành khám sức khỏe cũng như thực hiện các loại xét nghiệm máu, nước tiểu của bệnh nhân để loại trừ các nguyên nhân khác như cường giáp. 
  • Dựa vào tiêu chuẩn DSM - 5: bác sĩ sẽ so sánh các triệu chứng bạn đang gặp phải với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cũng như các rối loạn khác của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (DSM - 5) để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

5.2. Phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực hiệu quả 

Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành chỉ định các phương pháp điều trị sau đây(2)(3)

  • Dùng thuốc: bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần (olanzapine), chống trầm cảm (fluoxetine), thuốc ổn định tâm trạng (lithium) hay thuốc chống lo âu (benzodiazepine). 
  • Liệu pháp sốc điện (ECT): sử dụng một luồng điện ngắn truyền qua não để gây ra cơn động kinh, liệu pháp này hiệu quả cao đối với chứng hưng cảm cấp tính và trầm cảm kháng thuốc, đồng thời đây là phương pháp điều trị hưng cảm tốt nhất ở phụ nữ có thai.
liệu pháp sốc điện điều trị rối loạn lưỡng cực

Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp sốc điện để cải thiện tình trạng bệnh rối loạn lưỡng cực 

  • Kích thích từ xuyên sọ: sử dụng thiết bị ngoại vi tạo ra từ trường mạnh để kích thích não bộ, phương pháp này dùng thay thế cho ETC, không gây đau và không cần gây mê.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): đây là liệu pháp trò chuyện giúp bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng điều tích cực và quản lý căng thẳng hiệu quả hơn.

6. Hướng dẫn cách phòng ngừa rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Lối sống khoa học góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, do đó bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế chất kích thích: các chất kích thích như ma túy, rượu bia thường làm trầm trạng thêm triệu chứng cũng như thúc đẩy nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực. 
  • Ghi chép lại tâm trạng mỗi ngày: thói quen viết nhật ký ghi lại cảm xúc, thói quen, suy nghĩ hằng ngày sẽ giúp tâm trạng của bạn nhẹ nhàng hơn và đồng thời có hướng giải quyết vấn đề khó khăn nhanh chóng hơn. 
  • Duy trì thói quen lành mạnhviệc duy trì hoạt động thể chất đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe tinh thần ở trạng thái tốt nhất.

Tập thể dục giúp sản sinh các hormon vui vẻ từ đó giúp cải thiện tâm trạng

  • Ngồi thiền: tập thiền hay thực hành chánh niệm đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chứng trầm cảm cực hiệu quả.  

Hy vọng bài viết trên của Medigo đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh lý rối loạn lưỡng cực. Tuy bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng người bệnh sẽ quản lý tâm trạng và cân bằng cảm xúc tốt hơn khi tuân thủ đầy đủ các phương pháp điều trị của bác sĩ. Do đó, khi thấy bất kỳ triệu chứng nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ hay gọi điện đến bác sĩ Medigo để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé.

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt ngày 19/07/2024

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tốt nghiệp khoa dược tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược. Hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung tại ứng dụng MEDIGO.

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo