lcp

Tổng hợp các xét nghiệm phát hiện sùi mào gà hiện nay

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Đỗ Thị Lâm Oanh

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Những xét nghiệm nào đang được sử dụng để phát hiện sùi mào gà và quy trình xét nghiệm như thế nào? Tìm hiểu ngay để chuẩn bị.

1. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sùi mào gà

Sùi mào gà, hay dân gian thường gọi là mụn cóc ở bộ phận sinh dục, do virus Human papilloma (HPV) gây nên, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua nhiều con đường khác như dùng chung đồ với người bệnh….Sùi mào gà là các tổn thương dạng nhú lành tính ở cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, nó còn có thể thấy ở môi, họng, lưỡi, vòm họng ở những người có tiền sử quan hệ tình dục bằng đường miệng [6]. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung (HPV tuýp 16 chiếm khoảng 50% các trường hợp), ung thư hậu môn (khoảng 90%)…. 

xét nghiệm sùi mào gà

Năm 2016, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 300 triệu phụ nữ bị nhiễm HPV. Ở nam giới, bệnh Bowen ở dương vật (một ung thư biểu mô nông tại chỗ (CIS) trong biểu mô sinh nang) và khoảng 35% đến 40% của tất cả các trường hợp ung thư dương vật có liên quan đến nhiễm trùng HPV [5].  Chính vì vậy, xét nghiệm sùi mào gà là cách tốt nhất nhằm kiểm tra, phát hiện tuýp virus HPV có trong cơ thể người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được mức độ, tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh cần chủ động đi làm xét nghiệm sùi mào gà khi nhận thấy các biểu hiện, triệu chứng bất thường như sau [2]:

  • Xuất hiện các mụn nhỏ có màu hồng, các u nhú, nốt sần với kích thước từ 1 – 2mm, bề mặt sần sùi
  • Các u nhú lan rộng và mọc liên kết lại với nhau giống như hoa mào gà, súp lơ và không gây ngứa ngáy, đau đớn.
  • Thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, điển hình như: quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, khu vực hậu môn….
  • Khi có sự va chạm, các nốt sùi dễ bị vỡ ra, chảy máu và gây lở loét.
  • Bệnh nhân cảm thấy vướng víu, lộm cộm do sự xuất hiện của nốt sùi.
  • Các biểu hiện khác như: tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, giảm ham muốn tình dục….

2. Xét nghiệm sùi mào gà ở nam và nữ như thế nào?

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể thực hiện để đánh giá xem người bệnh có nhiễm phải bệnh sùi mào gà như [3]:

Xét nghiệm sùi mào gà ở nam giới

  • Đánh giá, xem xét sự tăng trưởng các nốt sần ở bộ phận sinh dục xem đó có phải là sùi mào gà hay không.
  • Kiểm tra bộ phận sinh dục và hậu môn
  • Lấy mẫu dịch từ bộ phận sinh dục (dịch niệu đạo ở nam, dịch âm đạo ở nữ) để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia.
  • Lấy mẫu máu xét nghiệm HIV/giang mai.

Xét nghiệm sùi mào gà ở nữ giới: các xét nghiệm hầu hết tương tự ở nam giới, ngoài ra có thể thực hiện thêm một số loại như:

3. Những xét nghiệm phát hiện sùi mào gà và thời gian có kết quả

Xét nghiệm acid acetic

Xét nghiệm này là cách nhanh nhất để chẩn đoán bệnh sùi mào gà. Dung dịch Acid acetic sẽ được bôi lên vùng da có các nốt sùi nghi ngờ do sùi mào gà với nồng độ thích hợp. Thông thường, với phương pháp xét nghiệm này, kết quả sẽ có trong 5 – 10 phút. Riêng phần hậu môn có thể phản ứng sẽ diễn ra chậm hơn.

Xét nghiệm máu

xét nghiệm sùi mào gà

Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm phổ biến, được các bác sĩ chỉ định tùy vào mục đích khác nhau. Kết quả thu được là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán ra bệnh, đồng thời, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Xét nghiệm máu trong chẩn đoán sùi mào gà thường được bác sĩ sẽ chỉ định đối với các trường hợp nghi ngờ mắc sùi mào gà nhưng không có triệu chứng rõ ràng.

Nhân viên y tế sẽ lấy máu của bệnh nhân đem đi phân tích, phương pháp này cho kết quả khá nhanh, chỉ từ 15 – 30 phút.

Ưu điểm của xét nghiệm máu:

  • Thời gian trả kết quả nhanh.
  • Dễ thực hiện.
  • Chi phí rẻ.

Đối với từng bệnh nhân, từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện những loại xét nghiệm nhất định củng cố những kết luận và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Xét nghiệm bằng mẫu vật

Trong phương pháp xét nghiệm sùi mào gà bằng mẫu vật, bác sĩ sẽ lấy các u nhú, nốt sùi, mụn sùi ở cơ thể của bệnh nhân rồi soi dưới kính hiển vi để phát hiện virus HPV. Phương pháp này được chỉ định đối với những bệnh nhân đã có các nốt sùi trên cơ thể.

Phương pháp này cho kết quả khá chính xác do nhờ vào sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại. Thời gian cho ra kết quả từ 1-2 ngày.

Xét nghiệm thông qua mẫu dịch

Đối với những trường hợp HPV tồn tại trong dịch tiết của bệnh nhân thì bac sĩ sẽ lấy mẫu dịch (thường là dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam giới) đem đi làm xét nghiệm. Thời gian cho kết quả làm xét nghiệm khá nhanh chóng, chỉ từ 20 – 30 phút nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

Xét nghiệm HPV - PCR

Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp xác định bạn có nhiễm virus HPV hay không.

Xét nghiệm PCR: Bệnh phẩm được lấy để xét nghiệm là mảnh sinh thiết cổ tử cung (đối với nữ) hoặc dịch niệu đạo (đối với nam). Bác sĩ sẽ đánh giá nhiễm HPV và sẽ cho kết quả:

  • Có nhiễm HPV hay không?
  • Nếu có thì nhiễm HPV type nào?
  • Nguy cơ thấp hay nguy cơ cao mắc sùi mào gà hay ung thư cổ tử cung.

Kết quả xét nghiệm

  • Dương tính: có nhiễm HPV. Khuyến cáo nên xét nghiệm đồng thời với xét nghiệm PAP để tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Âm tính: Không phát hiện được virus HPV. Nếu kết quả âm tính mà vẫn còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm vài xét nghiệm bổ sung trước khi đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.

Tóm lại, xét nghiệm sùi mào gà bao lâu có kết quả phụ thuộc ít nhiều vào địa chỉ làm xét nghiệm mà bệnh nhân lựa chọn. Nếu thực hiện nhiều loại xét nghiệm thì chi phí sẽ càng cao và mỗi cơ sở y tế thì chi phí xét nghiệm sẽ khác nhau, rất khó để đưa ra con số cụ thể. Ngoài chi phí xét nghiệm, bệnh nhân cần phải chuẩn bị chi phí khám chữa bệnh. Đặc thù của bệnh sùi mào gà là rất khó điều trị, dễ tái phát và phải kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách, cập nhật những kiến thức về bệnh, tránh dùng chung đồ dùng với người bệnh và phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con. Tiêm phòng HPV trước khi quan hệ tình dục cũng là một biện pháp phòng bệnh tốt.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm