lcp

Bầu ăn được rau mùi không? Những lưu ý khi bà bầu ăn rau mùi

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Rau mùi tàu là loại rau được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Vì vậy, nhiều mẹ bầu không khỏi thắc mắc về việc bà bầu ăn được rau mùi không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn rau mùi tàu được không?

Rau mùi tàu (ngò gai) là loại rau gia vị phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam. Mùi tàu được sử dụng để tăng hương vị và mang lại sự hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, 1 số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng rau mùi tàu có thể ảnh đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Theo chuyên gia, tinh dầu có trong rau mùi tàu có thể gây kích ứng da, gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Việc tiếp xúc với tinh dầu này có thể gây phản ứng dị ứng nhất là những đối tượng có da nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

bà bầu có ăn được rau mùi không

Mẹ bầu ăn được rau mùi không?

Ngoài ra, việc sử dụng mùi tàu trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Rau mùi tàu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu cần cân nhắc và hạn chế việc sử dụng mùi tàu trong thực phẩm trong thời kỳ mang thai nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và em bé.  Vì vậy, trả lời cho câu hỏi “ Bầu 3 tháng đầu được ăn rau mùi tàu không” là không nên.

2. Tác hại của rau mùi tàu lên bà bầu

Lý do nào khiến cho mẹ không nên sử dụng mùi tàu trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số trường hợp mà mẹ bầu, phụ nữ sau sinh có thể gặp phải khi ăn quá nhiều rau mùi tàu. Thông tin này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi  “bà bầu có ăn được rau mùi không”.

  • Gây kích ứng da: Mùi tàu là một loại rau tốt cho sức khỏe người dùng với nhiều tác dụng hữu ích. Tuy nhiên, việc ăn rau mùi tàu ở bà bầu có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tinh dầu từ rau mùi tàu có thể gây kích ứng da, đặc biệt là những làn da như của bà bầu. Nếu mẹ bầu tiếp xúc hoặc ăn rau mùi tàu có thể gây 1 số vấn đề về da, khiến da mẹ dễ bị kích ứng hoặc ảnh hưởng đến da em bé sau khi sinh. Vấn đề này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của em bé.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Đối với bà bầu, việc sử dụng rau mùi tàu không được khuyến khích. Theo nghiên cứu, rau mùi tàu chứa 1 số hợp chất có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cơ quan sinh dục nữ.
  • Có thể làm mất sữa: Với những người mẹ bầu đang cho con bú, việc tiêu thụ rau mùi tàu có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của sữa mẹ.

bầu ăn được rau mùi không

Mẹ bầu sử dụng rau mùi tàu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Ngoài rau mùi tàu sẽ còn nhiều loại rau mùi khác như rau mùi ta, rau mùi tây,..và không phải loại nào bà bầu cũng không nên ăn.

3. Một số loại rau mẹ bầu nên hạn chế ăn khi mang thai

Như vậy, bạn đã giải đáp được thắc mắc rau mùi tàu có tốt cho bà bầu. Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ bầu vào giai đoạn mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh rau mùi tàu, nhiều loại rau khác cũng được khuyến cáo không nên sử dụng để tránh những tác động xấu đến sức khỏe thai nhi, cụ thể:

Rau răm

Rau răm là loại rau được khuyến cáo là không nên có trong thực đơn của phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi rau răm chứa 1 số thành phần gây co thắt tử cung, có thể gây sảy thai nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.

Nhằm đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng rau răm trong thời gian mang thai. Để thay thế, bạn có thể lựa chọn các loại rau khác như: rau chân vịt, bông cải xanh,.. để bổ sung chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

rau ram

Hạn chế sử dụng rau răm trong thực đơn của mẹ bầu

Bạc hà

Rau bạc hà cũng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều món ăn để tạo hương vị đặc trưng như: gỏi, nộm,.. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng loại rau loại rau này trong thực đơn của mình. Bởi bạc hà có chứa hoạt chất gây co thắt tử cung, nếu sử dụng quá nhiều có thể tăng nguy cơ làm sảy thai.

rau thơm

Rau bạc hà

Húng quế

Rau húng quế có mùi thơm kích thích nên được sử dụng trong nhiều món ăn. Rau húng quế cung cấp vitamin K và nhiều chất dinh dưỡng  có lợi cho sức khỏe người dùng như: điều trị chứng buồn nôn, nôn, mất trí nhớ, hạ huyết áp và ngăn ngừa ung thư,…

Tuy nhiên, việc sử dụng rau húng quế có thể ảnh hưởng  xấu đến chất lượng tinh trùng và kích hoạt co thắt từ cung trong thai kỳ.

Ngoài ra, húng quế còn gây tác dụng phụ với những người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp và điều trị tiểu đường. Vì vậy, đây là một trong những loại rau thơm bà bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

rau húng quế

Rau húng quế

Giá đỗ

Theo FDA - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại rau mầm sống như: cỏ linh lăng, cỏ ba lá, củ cải, giá đỗ xanh,...

Trong giá đỗ xanh có chứa 1 số vi khuẩn gây bệnh như: salmonella, listeria và E.coli,.. xâm nhập thông qua những vết nứt trên vỏ. Sau đó, các loại vi khuẩn này sẽ tiếp tục tăng sản và phát triển bên trong hạt đỗ.

Những loại vi khuẩn này sẽ gây bệnh cho mẹ bầu như: bệnh Listeriosis có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng,... đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Vi khuẩn salmonella và E. coli cũng là những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng gây bệnh về đường tiêu hóa và có thể diễn tiến đến tử vong.

Nếu mẹ bầu muốn ăn giá đỗ, hãy đảm bảo chúng được nấu chín hoàn toàn để làm giảm đáng kể nguy cơ gây bệnh. Bởi việc sơ chế thông thường sẽ không thể loại bỏ được những loại vi khuẩn này.

giá đỗ

Giá đỗ sống

Rau ngải cứu

Rau ngải cứu thuộc nhóm các loại rau thơm mẹ bầu không nên ăn. ngải cứu giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau cơ và các cơn đau tại vùng bụng,.. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng thường xuyên trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ ra máu nhiều và co thắt tử cung gây sảy thai.

rau nghải cứu

Rau ngải cứu

Tỏi

Tỏi được khuyến khích đối với những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, mỡ máu, tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tỏi cũng là 1 trong các loại rau thơm không nên ăn.

Nhiều tác dụng phụ do ăn tỏi được phát hiện trên phụ nữ có thai như: cảm giác nóng rát ở miệng hoặc dạ dày, ợ chua, buồn nôn, nôn và tiêu chảy,... Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn tỏi trong thai kỳ là an toàn nhưng bạn nên ăn tỏi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau 3 tháng, mẹ bầu chỉ nên ăn 1 lượng tỏi ít. Nên hạn chế ăn tỏi sống vì có thể gây ảnh hưởng xấu cho bà bầu. Tỏi sống gây loãng máu khiến ảnh hưởng đến huyết áp.

tỏi

*Hạn chế sử dụng tỏi sống *

Rau xanh là loại thực phẩm giàu vitamin, các dưỡng chất khác rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng được khuyến khích sử dụng cho thai phụ bởi thai nhi trong bụng mẹ rất dễ tổn thương và nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Như vậy, bài viết trên đã giải đáp phần nào thắc mắc về việc mẹ bầu ăn được được rau mùi không. Hy vọng những thông tin Medigo cung cấp sẽ giúp bạn xây dựng 1 thực đơn bổ dưỡng và có lợi cho sự phát triển mẹ và thai nhi.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm