lcp

Giải đáp: Mẹ bầu ăn khoai tây được không?

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Trong danh sách những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên và không nên ăn, khoai tây thường được nhắc đến với nhiều ý kiến trái chiều. Liệu mẹ bầu ăn khoai tây được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Bà bầu ăn khoai tây được không?

Việc bà bầu ăn khoai tây được không cần được xem xét với nhiều khía cạnh khác nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khoai tây không chỉ ngon mà còn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời kỳ mang thai, khi mà cơ thể đang phải cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Khoai tây không chỉ cung cấp carbohydrate cho cơ thể mà còn chứa đến 18 loại axit amin khác nhau và giàu protein. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hệ thống cơ tim, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, khoai tây có hàm lượng vitamin b khá cao, đặc biệt là axit folic (B9), một dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.

Tuy nhiên, khoai tây cũng đồng thời chứa solanine - một chất có thể tích tụ trong cơ thể và gây dị tật nếu tiêu thụ quá nhiều. Sự tương đồng của solanine với nội tiết tố estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Với những thông tin trên, có thể khẳng định rằng, các mẹ bầu vẫn có thể ăn khoai tây nhưng với một lượng vừa phải. Trong 1 tháng, mẹ bầu chỉ nên ăn một lần và mỗi lần nên hạn chế khoảng 50g khoai tây. Việc này sẽ giúp tránh tình trạng tiêu thụ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đồng thời giảm nguy cơ tác động tiêu cực của solanine.

bà bầu ăn khoai tây chiên được không

Trong 1 tháng, mẹ bầu chỉ nên ăn một lần và hạn chế khoảng 50g khoai tây

2. Bà bầu ăn khoai tây chiên có tốt không?

Khoai tây chiên - Món ăn vặt yêu thích của nhiều người, nhưng liệu bà bầu có nên ăn khoai tây chiên không? Câu hỏi này đang được rất nhiều người quan tâm, bởi các tác động tiềm ẩn của khoai tây chiên đến sức khỏe thai nhi.

Khoai tây chiên là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất Acrylamide độc hại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ Acrylamide có thể dẫn đến các tình trạng như chậm phát triển não, chu vi vòng đầu nhỏ hơn và thậm chí là nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Bên cạnh đó, khoai tây chiên thường chứa nhiều chất béo và muối, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường trong thai kỳ. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở.

Với những rủi ro trên, món khoai tây chiên không phải là lựa chọn tốt cho bà bầu. Thay vào đó, bà bầu nên ăn các thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và duy trì sức khỏe tốt cho mẹ.

bầu ăn khoai tây chiên được không

Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên? Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo và muối, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường

3. Giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai tây

Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng, mà còn cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g khoai tây cụ thể như sau:

  • Carbohydrate: Khoai tây là một thực phẩm giàu carbohydrate với khoảng 37g carbohydrate trong 100g. Đây là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, cung cấp khả năng hoạt động và duy trì sự sống.
  • Chất xơ: Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa lành mạnh. Khoai tây cung cấp khoảng 2g chất xơ trong 100g, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, duy trì sự cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ các vấn đề về tiêu hóa.
  • Vitamin C: Khoai tây chứa khoảng 19 miligam trong 100g có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy quá trình lành vết thương và hỗ trợ sản xuất collagen cho làn da và mô liên kết.
  • Kali: Với khoảng 421 miligam kali trong 100g, khoai tây là một thực phẩm giàu khoáng chất quan trọng. Kali giúp điều hòa áp lực máu, duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách điều chỉnh nhịp tim và chức năng cơ tim.
  • Vitamin B6: Khoai tây cung cấp vitamin b6 dồi dào với khoảng 0,3 miligam trong 100g. Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh, cùng việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giữa các tế bào.
  • Sắt: Mặc dù không chứa nhiều sắt, khoai tây vẫn đóng góp khoảng 0,4 miligam trong 100g. sắt là thành phần thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ và mô trong cơ thể.
  • Magie: Khoai tây là một nguồn cung cấp magie tuyệt vời với khoảng 23 miligam trong mỗi 100g. Magie đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương, hỗ trợ hoạt động tim mạch và tham gia vào chức năng thần kinh.

bầu 3 tháng đầu ăn khoai tây được không

Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng

4. Lợi ích sức khỏe của khoai tây đối với mẹ bầu

4.1 Giảm tình trạng thiếu máu ở sản phụ

Khoai tây là thực phẩm chứa sắt, vitamin C, vitamin B6 và vitamin A,... Các dưỡng chất này giúp bổ sung sắt, cải thiện sức khỏe miễn dịch và tạo hemoglobin ở sản phụ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người có khả năng hấp thụ 28% lượng sắt từ thịt khoai tây, cao hơn nhiều so với các loại rau và đậu. Điều này được lý giải là do trong khoai tây có hàm lượng phytate thấp và nhiều vitamin c giúp hỗ trợ tăng cường hấp thụ sắt

4.2 Chứa nhiều chất Oxy hóa

Khoai tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoid và axit phenolic, giúp ngăn chặn gốc tự do gây hại trong cơ thể (1). Những hợp chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim, tiểu đường và ung thư (2). Một số nghiên cứu trên ống nghiệm chỉ ra rằng khoai tây có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư gan và đại tràng (3). Các loại khoai tây có màu sắc đậm như tím chứa nhiều hơn nhiều chất chống oxy hóa so với khoai tây trắng (4, 5).

bà bầu ăn khoai tây được không

Khoai tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoid và axit phenolic

4.3 Cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu

Trong khoai tây có chứa loại tinh bột đặc biệt gọi là tinh bột kháng, không bị phân giải và hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể. Loại tinh bột này cung cấp dưỡng chất cho vi khuẩn có lợi trong ruột (6), mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm kháng Insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết (7). Các nghiên cứu trên chuột và người cho thấy tinh bột kháng giúp cơ thể hiệu quả hơn trong việc loại bỏ đường huyết dư thừa khỏi máu (8). Để tăng hàm lượng tinh bột kháng trong khoai tây, bà bầu có thể bảo quản khoai tây luộc trong tủ lạnh qua đêm và ăn chúng khi lạnh (9).

4.4 Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Tinh bột kháng trong khoai tây có thể cung cấp thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong ruột, tạo ra axit béo chuỗi ngắn butyrate (10, 11, 12). Butyrate có khả năng làm giảm viêm nhiễm, bảo vệ đại tràng và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng (13). Đồng thời hỗ trợ người mắc các bệnh viêm nhiễm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm ruột thừa (14).

4.5 Không chứa gluten

Gluten là loại protein có trong lúa mạch, mì, yến mạch,... Một số người mắc bệnh celiac thường nhạy cảm với gluten và có các triệu chứng dị ứng như đau bụng cấp tính, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và phát ban (15, 16). Do đó, nếu mẹ bầu đang theo chế độ ăn không chứa gluten thì nên cân nhắc thêm khoai tây vào chế độ ăn hằng ngày. Do khoai tây tự nhiên không chứa gluten, nên bà bầu có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên, một số công thức chế biến khoai tây có thể làm sản sinh gluten. Chính vì thế, hãy luôn kiểm tra thành phần trước khi sử dụng.

bà bầu có nên ăn khoai tây chiên

Khoai tây tự nhiên không chứa gluten

4.6 Cung cấp vitamin B và C

Khoai tây chứa nhiều vitamin, đặc biệt là C và K, giúp lành vết thương cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, khoai tây còn hỗ trợ hấp thụ sắt từ thực phẩm khác, giúp tránh thiếu máu và mệt mỏi.

4.7 Bổ sung folate cho cơ thể

Acid folic (vitamin B9) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh ở thai nhi. Việc thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh và ảnh hưởng đến trí tuệ sau này. Do đó, phụ nữ mang thai cần đảm bảo cung cấp đủ folate trong 3 tháng đầu để giảm nguy cơ sảy thai và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

4.8 Giảm thâm sưng quầng ở mắt

Trong thời kỳ mang thai, việc biến đổi hormone có thể gây sạm nám và thâm quầng mắt ở phụ nữ. Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất có thể giúp làm trắng da và dưỡng da. Bạn có thể dùng khoai tây nghiền đắp lên mắt trong 10 - 15 phút để giảm thiểu thâm quầng và sạm nám.

bà bầu ăn khoai tây được không

Mẹ bầu có thể sử dụng khoai tây để giảm quầng thâm mắt hiệu quả

4.9 Hạn chế bệnh tim mạch với vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây chứa nhiều Kali, có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tăng huyết áp, và cải thiện cân bằng muối trong cơ thể. Việc bổ sung Kali từ vỏ khoai tây có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát áp lực máu.

5. Ăn khoai tây có thể bị tiểu đường thai kỳ không?

Khoai tây chứa nhiều tinh bột và được cơ thể hấp thu nhanh chóng, dẫn đến tăng đột ngột đường huyết và sự tiết insulin từ tuyến tụy. Tình trạng kháng insulin có thể phát triển, đặc biệt trong thai kỳ, tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, việc kiểm soát lượng khoai tây và carbohydrate trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để tránh tình trạng này (17).

6. Rủi ro và lưu ý khi cho bà bầu ăn khoai tây

Dưới đây là một số rủi ro và lưu ý các mẹ bầu nên cân nhắc khi sử dụng khoai tây:

  • Nhiễm vi khuẩn nguy hiểm: Khoai tây có khả năng bị nhiễm vi khuẩn có hại như listeria hoặc salmonella, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Những vi khuẩn này có thể gây nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tác động đến chỉ số đường huyết: Khoai tây có chỉ số đường huyết cao, có thể gây tăng đột ngột đường trong máu, gây nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường.
  • Dư lượng thuốc trừ sâu: Khoai tây thường bị xử lý bằng thuốc trừ sâu để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu có thể dẫn đến dư lượng các hợp chất hóa học trên vỏ khoai. Để giảm tiếp xúc với các chất này, nên ưu tiên chọn khoai tây hữu cơ, đặc biệt là khi mang thai, để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Nguy cơ tăng cân: Với hàm lượng calo cao, tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể dẫn đến tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.
  • **Phản ứng dị ứng: **Mặc dù phản ứng dị ứng với khoai tây hiếm gặp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra đối với một số người. Các triệu chứng phản ứng dị ứng có thể bao gồm ngứa ngáy, phát ban da, sưng môi hoặc mặt, khó thở và sốc phản vệ.

bà bầu ăn khoai tây được không

Tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể dẫn đến tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai

7. Gợi ý một số cách chế biến khoai tây cho mẹ bầu

Tổng hợp một số cách chế biến khoai tây cho mẹ bầu nên tham khảo:

7.1 Súp khoai tây và hành tây

Nguyên liệu:

  • Khoai tây cắt hạt lựu
  • Rau thơm dạng bột để trộn
  • Hành tây thái mỏng
  • Chút bơ
  • Muối và tiêu xay
  • Thì là

Hướng dẫn:

Bước 1: Đặt nồi lên bếp, đun nóng và thêm hành và bơ vào để xào lửa vừa đến khi chúng mềm.

Bước 2: Tiếp theo, thêm khoai tây vào nồi và xào chung với hành và bơ.

Bước 3: Đổ nước vào nồi và đun sôi, sau đó chuyển nồi sang chế độ áp suất để nấu hỗn hợp khoai tây mềm mịn.

Bước 4: Khi hỗn hợp đã đạt độ mềm mong muốn, đem lên bếp với lửa vừa và thêm gia vị muối và tiêu theo khẩu vị.

Bước 5: Sau khi hoàn thành, dùng thì là để tạo điểm nhấn trang trí cho món súp.

bà bầu ăn khoai tây được không

Món súp khoai tây dễ chế biến phù hợp với các mẹ bầu

7.2 Salad khoai tây

Nguyên liệu:

  • 8 củ khoai tây thái hạt lựu và nấu chín
  • Một chút giấm táo
  • Sốt mayonnaise
  • Muối, mù tạt, tiêu, bột tỏi
  • Hành tây và cần tây thái lát
  • Trứng luộc và ớt bột Hungary

Hướng dẫn:

Bước 1: Trộn khoai tây đã thái nhỏ và nấu chín cùng với giấm táo, sốt mayonnaise, muối, mù tạt, tiêu và bột tỏi để gia vị thấm đều.

Bước 2: Thêm hành tâycần tây thái lát vào hỗn hợp trên.

Bước 3: Cắt trứng luộc đôi và sắp xếp lên đĩa cùng với hỗn hợp khoai tây đã trộn.

Bước 4: Để tạo thêm hương vị, bạn có thể rắc ít ớt bột Hungary lên trên.

Nhiều người khá quan tâm về vấn đề trong thai kỳ bà bầu ăn khoai tây chiên được không. Tuy món này ngon miệng, nhưng bà bầu nên tránh ăn nhiều vì ít dinh dưỡng, chứa nhiều dầu mỡ và có thể gây ợ nóng, khó tiêu. Thay vào đó, nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và hỏi ý kiến chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn khoai tây được không. Việc xây dựng chế độ ăn uống cân đối và đa dạng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Với những lợi ích dinh dưỡng mà khoai tây mang lại, mẹ bầu có thể đưa vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên cần phải được tiêu thụ một cách hợp lý với lượng vừa phải.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm