Cách chọn bánh cho người đái tháo đường
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Nguyên tắc chọn bánh cho người bệnh
Viện Sức khỏe Dân số Wolfson, thuộc Đại học Queen Mary (Anh) khuyến nghị, người bị tiểu đường chỉ nên nạp dưới 25g đường mỗi ngày, tương ứng khoảng 5-6 muỗng cà phê đường. Vì thế, với bữa ăn phụ là các loại bánh ăn kiêng dành cho người tiểu đường, người bệnh cần lưu ý thêm vài điều sau:
- Lựa chọn các loại bánh có thành phần phù hợp
- Thiết kế khẩu phần ăn và tần suất ăn phù hợp theo bệnh trạng (theo ý kiến bác sĩ)
Ngoài ra, một số tiêu chí chọn bánh mà bạn cần phải nắm rõ như:
- Tiêu chí căn bản nhất chính là hàm lượng đường trong sản phẩm, đây là yếu tố tác động trực tiếp làm tăng chỉ số đường máu. Chọn bánh có mức đường dưới 69g, là mức đường trong thực phẩm ở mức trung bình và thấp. Bạn hãy đọc kỹ các chỉ số trên bao bì sản phẩm.
- Sản phẩm có nhãn không đường, tức là sử dụng những chất tạo ngọt thay thế glucose. Vẫn tạo vị ngọt khi ăn bánh nhưng không có tác dụng làm tăng chỉ số đường máu.
- Hàm lượng calo chứa trong sản phẩm phải thấp, giúp bạn tiêu thụ dễ dàng. Tránh trường hợp thừa Calo trong cơ thể gây béo phì, tăng cân nhanh.
- Thành phần sản phẩm có thêm các chất khoáng, chất xơ, vitamin, chất dinh dưỡng khác.
- Xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Top 5 loại bánh cho người tiểu đường
Bánh gạo lứt Ohsawa zozin
Sản phẩm bánh gạo lứt Ohsawa Zozin được làm từ các thành phần chính là: Gạo lứt, dầu thực vật, dầu oliu, muối trắng…Có thêm 2 hương vị để bạn có thể lựa chọn là vị mè đen và vị rong biển.
Bánh có tính thơm, giòn, bùi của gạo lứt, có chút vị mặn của muối trắng. Kèm theo các hương vị khác giúp bạn ăn không bị nhàm chán. Bên cạnh đó, bánh còn chứa thành phần dầu ô liu và muối nên có ích trong việc hạ đường huyết và ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin.
Sản phẩm bánh Hapiki
Thành phần chính của bánh có: Mầm gạo lứt, bột mì lứt, đường, yến mạch, hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, đậu xanh…Và các phụ gia thực phẩm làm bánh.
Bánh có bị ngọt tự nhiên, giòn xốp, thơm ngon từ các loại hạt có trong thành phần. Tinh chất gạo lứt chứa nhiều vitamin, các nguyên tố vi lượng thiết yếu, hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt không chứa chất bảo quản, nguồn nguyên liệu làm bánh sạch, không có tồn dự hóa chất, chất cấm
Bánh bông lan Quasure Light
Là sản phẩm tương đối phổ biến, được nhiều người bệnh tin dùng. Chỉ số đường chứa trong sản phẩm chỉ chiếm chưa tới 30% tổng khối lượng, chất tạo ngọt trong bánh là đường Isomalt.
Sản phẩm chứa rất ít calo và không làm tăng đáng kể chỉ số đường máu sau khi ăn bánh. Ngoài ra, sản phẩm này cũng phù hợp với một số đối tượng sử dụng như: Người ăn kiêng, bị xơ vữa động mạch, có rối loạn chuyển hóa lipid…
Bánh Gullon
Sản phẩm được làm từ các nguyên liệu an toàn như: Bột ngũ cốc nguyên chất, bột lúa mạch chứa nhiều chất xơ, bột mì nguyên chất, nhân bánh được làm từ sữa chua. Bánh Gullon sử dụng rất tốt với người bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân. Bánh có thể dùng trong bữa ăn sáng, bữa phụ hoặc kèm với các thức ăn khác. Sử dụng ngay sau khi mở bao bì.
Bánh quy sữa Resoni
Thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường, người đang giảm cân, béo phì, ăn kiêng.
Thành phần chính gồm có: Đường Isomalt, chất béo từ thực vật, bột mì, vitamin nhóm A, nhóm B, axit folic, bột bắp, hương liệu tổng hợp. Bánh có vị ngon ngọt của đường, thơm béo, ngậy từ sữa, bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, không làm tăng đường máu sau khi ăn.
Lưu ý: Lựa chọn loại bánh nào phù hợp phụ thuộc vào sở thích của người bệnh, điều kiện kinh tế và các loại bánh sau khi tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
3. Một số loại bánh mì phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Bánh mì yến mạch
Sở dĩ bánh mì yến mạch tốt cho người mắc bệnh tiểu đường là do nó chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan beta-glucan. Nhờ đó, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrat và tăng cường tác dụng giảm đường huyết của insulin. Hơn nữa, nó còn giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh tiểu đường.
Bánh mì yến mạch còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và hạn chế xảy ra các biến chứng.
Liều lượng: Người bị tiểu đường nên ăn từ 80 – 100g tương đương với 3 – 4 lát bánh mì
Thời gian: ăn vào bữa sáng và bữa phụ trong ngày.
Thành phần dinh dưỡng trong 48g bánh mì yến mạch
Thành phần | Định lượng |
Năng lượng | 130 calo |
Chất đạm | 6g |
Chất béo | 1,5g |
Chất xơ | 4g |
Bánh mì đen
Bánh mì đen là cái tên tiếp theo trong danh sách bánh mì tốt cho người tiểu đường. Khác với bánh mì trắng, bánh mì đen được làm hoàn toàn từ lúa mạch đen nên giàu chất xơ, ít tinh bột và hàm lượng calo thấp hơn 20%.
Bánh mì đen chứa hoạt chất acid ferulic, acid caffeic giúp làm chậm quá trình phân giải đường, nhờ đó lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, bánh mì đen còn chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan nên làm giảm chậm tốc độ tiêu hóa và hạn chế tối đa nguy cơ tăng đường huyết sau ăn. Chất xơ hòa tan cũng tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường.
Thêm bánh mì đen vào chế độ ăn hàng ngày được chứng minh là tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm lượng cholesterol máu. Đặc biệt, bánh mì đen không chứa Gluten nên phù hợp với người bệnh tiểu đường không dung nạp Gluten.
Liều lượng: Bạn nên ăn 80 – 100g mỗi ngày, tương đương với 3 – 4 lát bánh mì đen.
Thời gian: Ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt được làm từ các loại hạt ngũ cốc chưa trải qua quá trình tinh chế nên vẫn giữ được hàm lượng lớn chất xơ và chứa ít tinh bột. Vì vậy, sau khi ăn bánh mì ngũ cốc đường huyết không bị tăng đột ngột và luôn ở mức cho phép. Chỉ số đường huyết của bánh mì nguyên hạt ở khoảng 50.
Thành phần dinh dưỡng có trong 1 lát mỏng bánh mì ngũ cốc 32g trong bảng sau
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng |
Năng lượng | 81 calo |
Chất béo | 1,1 g |
Chất xơ | 1,9 g |
Natri | 146 mg |
Kali | 81 mg |
Cholesterol | 0 mg |
Từ bảng trên có thể thấy, bánh mì nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ (chiếm 8% lượng khuyến nghị hằng ngày), ít chất béo và không có cholesterol, nên rất phù hợp với người tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, vitamin B, vitamin E, Magie, Kali… Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có trong nguyên liệu làm là yến mạch, kiều mạch, kê, quinoa, lúa mạch đen…
Liều lượng: 80g bánh mì ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày
Thời gian: vào bữa sáng và các bữa phụ trong ngày hoặc bất kỳ khi nào thấy đói.
Ngoài bánh, người bị tiểu đường cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn như:
4. Những loại bánh mà người bệnh không nên sử dụng
Như đã đề cập, người bị tiểu đường vẫn được ăn các loại loại bánh ăn kiêng, hoặc các loại bánh dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng đường huyết không bị tăng cao đột ngột, bạn cần biết thêm các loại bánh mà người tiểu đường không nên ăn, theo khuyến nghị, bao gồm:
- Không ăn bánh kem, bánh chuối và các loại bánh nướng
- Không ăn các loại bánh kẹp có nhân siro
- Không ăn các loại bánh không có dán nhãn dành cho người tiểu đường
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(14 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm