Cây Cầm Quỳ: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh
Ngày cập nhật
1. Giới thiệu về cây Cẩm quỳ
Cẩm quỳ tên khoa học là Malva sylvestris L, cái tên này bắt nguồn từ chữ “malakós” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “dịu êm” cũng giống như tác dụng thư giãn của loài cây này mang lại.
Cầm quỳ là một giống cây thân thảo thuộc họ Cẩm quỳ. Chúng thường sinh trưởng ở những vùng có điều kiện ẩm ướt như ven sông, biển, đầm lầy, bờ mương, cạnh hàng rào.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây hoa cẩm quỳ có thân nhỏ, với chiều cao khoảng 50cm-60cm, phân nhánh và có tán rộng từ 30-45cm. Sinh trường tốt nhất vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 (mùa hè). Đây là loài cây ưa sáng và ưa nắng.
Hoa cẩm quỳ có đài hoa màu xanh thẫm hình nón ngược, đài hoa bao gồm 5 thùy có hình tam giác với lớp lông tơ bên ngoài. Cánh hoa hình như trái tim thuôn dài và được nối với gốc thùy. Hoa cẩm quỳ có rất nhiều màu từ trắng, hồng, đỏ tới tím. Nhị hoa có rất nhiều sợi tụ vào thành cụm.
Lá của cây cẩm quỳ có màu xanh đậm, hình dáng như vòng tròn bị khuyết một góc với đường kính khoảng 7-15cm, viền lá uốn lượn và đôi khi có răng cưa, cả 2 mặt lá đều có lớp lông tơ, gân lá nổi rõ và kéo dài tới cuống lá.
1.2 Thu hái và chế biến
Cây cẩm quỳ có thể sử dụng được các bộ phận như thân, lá, hoa cẩm quỳ. Chúng được thu hoạch quanh năm, còn hoa được thu hái sau khi mùa hoa nở rộ thường là vào cuối mùa hè và đầu mùa thu.
Các bộ phận sau khi thu hái sẽ được đem đi làm sạch và phơi khô, sau đó bảo quản nơi thoáng mát và đem ra sử dụng.
Cây cẩm quỳ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
1.3 Đặc điểm phân bố
Hoa cẩm quỳ có nguồn gốc từ vùng Châu Âu, sau này thì được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Nam Á, Bắc Phi, Châu á...
2. Thành phần hóa học
Để biết được loại cây này có phải một dược liệu quý và có lợi cho sức khỏe hay không thì cần phải tìm hiểu các thành phần hợp chất có trong cẩm quỳ.
2.1 Acid hữu cơ
Lá cẩm quỳ là nguồn cung cấp tới 13 loại axit hữu cơ có lợi, trong 1kg chiết xuất lá cẩm quỳ sẽ chứa hơn 13133 chất citrat, 6924mg hoạt chất fumarat, 3519mg malat, 4170mg chất oxalat, và 1284mg malonat.
2.2 Flavonoid
Flavonoid là thành phần chống viêm mạnh mẽ, một trong số những chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong cẩm quỳ chính là malvon.
2.3 Chất nhầy
Chất nhầy là thành phần chủ yếu của cẩm quỳ và có chứa rất nhiều hợp chất quan trọng như Glucose, fructose, galactose, trehalose, rhamnose, sucrose, mannose, axit glucuronic, galacturonic, fucose, axit uric, raffinose, xyloza, arabinose... Những hợp chất trên cùng được tìm thấy trong cẩm quỳ, có khả năng kháng khuẩn, chống vi trùng gây nên nhiều mầm bệnh.
2.4 Acid béo/Sterol
Lá, quả non, thân hoa và hoa cẩm quỳ còn chứa các thành phần axit béo như axit heneicosanoic, axit lignoceric, axit tricosanoic, axit linoleic, axit oleic, axit 14-eicosadienoic, axit eicosenoic, axit behenic, axit heptadecanoic, axit pentadecanoic, axit palmitic, axit lauric, axit caprylic, axit arachidic...
Cẩm quỳ chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe
Lá cẩm quỳ chứa hàm lượng sterol dưới các dạng như campesterol steroid, g-sitosterol và stigmasterol. Bên cạnh đó cây cẩm quỳ còn chứa lượng sắc tố, cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi.
3. Tác dụng của Cẩm quỳ
Những thành phần hoạt chất có trong cẩm quỳ đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe, điều này đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ xa xưa. Những công dụng chủ yếu mà cẩm quỳ đem lại là:
3.1 Kháng khuẩn, kháng nấm
Đặc tính kháng khuẩn mạnh của cẩm quỳ là từ chiết xuất methanol có trong thành phần. Hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn, diệt nhiều loại vi khuẩn và chống một số loại nấm gây bệnh.
3.2 Chống tăng sinh khối u
Các chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ với những tế bào gây hại, làm giảm khả năng hình thành khối u, ngăn chặn nguy cơ tăng sinh ở tế bào tổn thương.
3.3 Hoạt động chống oxy hóa
Các flavonoid trong cẩm quỳ có khả năng ức chế tác động của gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây stress oxy hóa và hình thành nhiều loại bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch, rối loạn thần kinh...
3.4 Hoạt động chống viêm
Malvidin 3-glucoside là thành phần được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong các trường hợp chống viêm tại chỗ được tìm thấy trong hoa cẩm quỳ.
Khả năng chống viêm mạnh mẽ của cẩm quỳ
3.5 Giúp chữa lành vết thương
Lá cẩm quỳ có chứa hàm lượng hydroalcoholic – một chất giúp làm lành vết thương tại chỗ, hỗ trợ thúc đẩy khả năng phục hồi và co lại của vết loét.
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong cẩm quỳ cũng kích thích cơ thể sản sinh ra collagen để hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi bằng cách nhanh chóng liên kết miệng vết thương.
3.6 Bảo vệ gan
Các chất chống oxy hóa ngoài tác dụng giảm stress oxy hóa ra thì còn có khả năng loại bỏ ảnh hưởng của gốc tự do và bảo vệ tế bào, đặc biệt là bảo vệ gan.
3.7 Chống loãng xương
Một vài nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của chiết xuất cẩm quỳ với sự liên kết giữa nguyên bào xương và hủy cốt bào. Nghiên cứu cho thấy, loài cây này có tác dụng tích cực trong việc truyền tín hiệu tới các vị trí này và làm thay đổi theo chiều hướng tích cực.
3.8 Chữa bệnh viêm da cơ địa
Cẩm quỳ từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi trong việc chữa các loại bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, dị ứng, phát ban, nổi mề đay nhờ khả năng kháng viêm và làm dịu da.
4. Sử dụng Cẩm quỳ trong y học
Cẩm quỳ từ lâu đã trở thành một vị thuốc có vai trò quan trọng trong y học cổ truyền. Để sử dụng với mục đích chữa bệnh, cẩm quỳ có thể được dùng như một loại thảo dược sắc uống. Ngoài ra cẩm quỳ cũng được chế thành tinh dầu dùng trong các bệnh lý ngoài da, và còn chế biến dưới dạng các món ăn như salad để bổ sung hỗ trợ cho điều trị.
Cẩm quỳ được sử dụng dưới nhiều hình thức để chăm sóc sức khỏe
Hoa Cẩm quỳ được sử dụng phổ biến nhất như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, giúp cải thiện tiêu hóa với các trường hợp tác bón, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, ợ nóng... Bên cạnh đó, chiết xuất cẩm quỳ cũng có tác dụng trong việc làm sạch gan, chữa các bệnh lý đường hô hấp.
Đặc tính kháng viêm của cây cẩm quỳ đã được ứng dụng rất thành công trong các trường hợp áp xe, viêm đại tràng, viêm nướu, đau răng, mụn nhọt, bị bỏng, vết côn trùng cắn, lở loét... Ngoài ra cẩm quỳ cũng thường được dùng để chữa các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu.
Cẩm quỳ là loại cây có thể sử dụng được nhiều bộ phận để làm thuốc. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ bài thuốc dân gian nào cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm